Tác giả

Đơn vị công tác

Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Ngành dệt may Việt Nam đã được hình thành và phát triển hơn một thế kỷ, đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế Việt Nam. Trong 10 ngành mang lại giá trị xuất khẩu cao cho đất nước, ngành dệt may xếp thứ hai, chỉ dứng sau ngành công nghiệp dầu khí.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này làm phát sinh một lượng nước thải lớn và khó xử lý, ngoài ra trong môi trường không khí một số loại thuốc nhuộm sẽ bị khử tạo thành những amin vòng thơm, đây là những loại chất độc, gây ra ung thư và biến dịch cho người và động vật.

Ở Việt Nam, nhiều nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm đã được xây dựng bằng công nghệ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công nghệ này có chi phí vận hành, giá thành xử lý cao, tại nhiều nhà máy nước thải sau khi xử lý có độ màu chưa đạt được tiêu chuẩn TCVN 6980 - 2001. Thực tiễn này yêu cầu phải có các nghiên cứu để tìm ra một công nghệ có hiệu suất xử lý màu và ô nhiễm hữu cơ cao, ổn định, chiếm ít diện tích và giá thành phù hợp với khả năng kinh tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong bài báo này, tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc về mô hình và phương pháp thực nghiệm kết nối hệ thống EGSB - bùn hoạt tính - lọc để xử lý nước thải dệt nhuộm.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Tôn Thất Lãng (2006), Kết nối hệ thống EGSB – Bùn hoạt tính – Lọc để xử lý nước thải dệt nhuộm. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 541, 39-46 

Tài liệu tham khảo

  1. Đặng Trấn Phòng. Sinh thái và môi trường trong dệt nhuộm, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
  2. Nguyễn Văn Phước, Hoàng Minh Nam, Lưu Thiếu Kỳ, Nguyễn Quốc Bình, Hà Thái Hằng. Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc nhuộm hoà trên than hoạt tính. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 1998, Cục Môi trường, Hà Nội, 1999.
  3. Tôn Thất Lãng “ Mô hình xử lý kỵ khí tốc độ cao (EGSB) và ứng dụng của nó trong xử lý nước thải”. Trường cán bộ khí tượng thủy văn TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí khí tượng thuỷ văn tháng 1 - 2004.
  4. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Trần Mạnh Cường. “Triển khai công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm trong điều kiện Việt Nam”. Hội nghị chuyên đề Khoa học công nghệ và quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
  5. Abraham R. et Harold SF. Carbon adsorption of dyes and selected inter mediates USA, John Wiley & Son, USA, 1996.
  6. American Public Health Association. Standard methods for the Examination of water and wastewaters. APHA, Washington, USA,1995.
  7. Aysegul Paia, Enis Tokat Color removal from cotton textile Industry waste water in an activated sludge system with various additives, Dokuz Eylul University, Kaynaklar Campus, Izmir, Turkey, 2001.
  8. Idaka E., Ogawa T., Yatome c. and Horitsu H. Behavior of Activated sludge with dyes, Bull. Environ. Contam. Toxicol, Vol. 35, pp. 729 - 734,1985.
  9. Lambert S.D., Graham N.J.D., Sollars C.J. and Fowler G.D. Evaluation of inorganic adsorbents for the removal of problematic textile dyes and pesti cides. Wat. Sci. Tech., Vol. 36, No. 2-3, pp. 173-180, 1997.
  10. Shaul G.M., c. R. Dempsey and K. A. Dostal. Fate of Water Soluble Azo Dyes in the Activated Sludge Process, U.S. EPA Water Engineering Research Laboratory, Cincinnati, Ohio, 1987.