Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt

Trên cơ sở số liệu tái phân tích CFSR thời kỳ 1981-2010, bài báo trình bày kết quả đánh giá biến động nội mùa hoàn lưu mực 850 hPa trên khu vực Việt Nam trong mùa gió mùa mùa hè. Độ lệch so với trung bình mùa hè của trường gió mực 850 hPa được sử dụng để phản ánh biến động nội mùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn lưu mực 850 hPa có sự thay đổi đột ngột vào thời kỳ thời kỳ bắt đầu gió mùa, đới gió tây liên tục được mở rộng và phát triển, áp cao Tây Thái Bình Dương suy yếu và dịch chuyển về phía đông. Thời kỳ kết thúc gió mùa diễn ra chậm chạp hơn so với thời kỳ bắt đầu, đặc điểm nổi bật là hoàn lưu gió đông thay thế gió tây, lưỡi áp cao Tây Thái Bình Dương lấn xa về phía tây. Trong mùa gió mùa mùa hè, biến động của hoàn lưu gió mực 850 hPa gắn liền với sự mạnh/yếu của xoáy nghịch biển Ả Rập và áp cao Tây Thái Bình Dương. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, đới gió tây liên tục được tăng cường và mở rộng; sang tháng 9, gió tây suy yếu rất nhiều với mức giảm tương đương với mức tăng trong các tháng trước đó.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm ( 2016), Hoàn lưu gió mực 850 hpa trong mùa gió mùa mùa hè trên khu vực Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 664, 12-18.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thanh Hương và CS (1999), Nghiên cứu mở đầu gió mùa mùa hè trên khu vực Tây nguyên - Nam bộ và quan hệ của nó với hoạt động ENSO, Báo cáo tổng kết đề tài, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.

2. Nguyễn Viết Lành và nnk (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của gió mùa Á – Úc đến thời tiết, khí hậu Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

3. Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Lưu Nhật Linh, Nguyễn Trọng Hiệu (2016), Nghiên cứu chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam, Tạp chí KTTV số tháng 2/2016.

4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

5. Nguyễn Minh Trường và CS (2012), Đặc điểm hoàn lưu và thời tiết thời kỳ bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài QG-10-07, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hiền Thuận (2008), Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa mùa hè và mưa ở Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

7. Khromov, S. P., (1957), Die geographische Verbreitung der Monsune, Petermanns Geogr., 101, 234–237.

8. Wang, B., L. Ho (2002), Rainy Season of the Asian-Pacific Summer Monsoon, J. Climate, 15, 386-398.