Tác giả
Đơn vị công tác
Viện Khí tượng Thủy văn
Tóm tắt
Đoạn sông Hồng từ Sơn Tây đến Hà Nội - Thượng Cát nằm ở hạ lưu ngã ba của ba con sông: sông Đà, Thao và Lô, toàn bộ lượng dòng chảy được hình thành trên 3 nhánh sông này chảy vào Đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
Do nằm ở vùng đồng bằng, lòng sông không ổn định, thường xuyên bồi, xói, độ dốc lòng sông nhỏ, độ dốc phụ gia lớn, nên đường quan hệ giữa lưu lượng nước (0) và mực nước (H) tại 3 trạm này không ổn định. Diễn biến trong từng thời kỳ (đặc biệt là trong từng trận lũ) của đường 0 = f(H) phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố thủy lực (độ dốc mặt nước, độ nhám và địa hình) đến dường quan hệ và cũng phản ánh khả năng thoát lũ của đoạn sông.
Phân tích diễn biến của đường quan hệ 0 = f(H) tại 3 trạm Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng và Trạm Thượng Cát trên sông Đuống nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đo đạc dòng chảy (bố trí họp lý sôd lần đo sâu, đo tốc độ...) và dự báo, tính toán diễn toán lũ từ thượng nguồn về hạ lưu, nhất là tại những vị trí then chốt như Sơn Tây, Hà Nội là rất cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả phân tích diễn biến của đường quan hệ 0 = f(H) trong trận lũ lớn nhất hàng năm thời kỳ tử năm 1996 đến năm 2002, trong đó mực nước tại các trạm đã được tính thống nhất theo hệ cao độ quốc gia.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Thanh Xuân, KS. Trần Bích Nga (2005), Diến biến quan hệ giữa lưu lượng nước với mực nước trong các trận lũ lớn nhất hàng năm tại trạm Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát trong hơn 40 năm gần đây. Tạp chí khí tượng thủy văn, 534, 1-11.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thanh Xuân và nnk (2004). Tính toán phân tích diễn biến của quan hệ giữa lưu lượng nước với mực nước trong mùa lũ của sông Hồng tại các Trạm Sơn Tây, Hà Nội và sông Đuống tại Trạm Thượng Cát. Báo cáo chuyên đề của nhiệm vụ "Nghiên cứu sửa đổi quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình" của Bộ Công nghiệp.