Tác giả
Đơn vị công tác
Cục Quản lý tài nguyên nước
Tóm tắt
Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy là một trong những giải pháp phòng chống lũ cho Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và chỉ được sử dụng sau khi các hồ chứa nước đã hoạt động hết khả năng, nhưng vẫn không giữ được mực nước sông Hồng thấp hơn mực nước thiết kế đê.
Đập Đáy được xây dựng vào năm 1937 với lưu lượng thiết kế là 3.000m3ls. Mục đích chính của việc xây dựng đập Đáy thời kỳ này là ngăn lũ sông Hồng chảy vào sông Đáy nhằm giảm bớt ngập lụt cho các vùng nằm trong lưu vực sông Đáy. Đập Đấy chỉ được mở vào những năm sông Hồng có lũ lớn để sông Đáy có thể phân lũ sông Hồng như chức năng tự nhiên của nó. Sau trận lũ lịch sử tháng V1IIH971, năm 1975 đập Đáy đã được thiết kế cải tạo lại với mục tiêu chống dược trận lũ tháng VIỈIH971. Để giữ dược mực nước Hà Nội không vượt quá 13,4m (13,6m theo mốc cao độ cũ) trong trận lũ này, sông Đáy cần phải phân được 1,2 tỷ mét khối nước trong thời gian phân lũ 100 giờ với lưu lượng lớn nhất 5.000m3ls [5], [6], [7], [8], [9], Nhiệm vụ phân lũ của sông Đáy theo thiết kế năm 1975 đã xét đến khả năng cắt lũ của hồ thủy điện Thác Bà, nhưng chưa xét đêh vai trò cắt lũ của hồ thủy điện Hoà Bình. Với sự có mặt của hồ chứa nước thủy điện Thác Bà, hồ chửa nước thủy điện Hoà Bình trong hiện tại và hồ thủy điện Tuyên Quang và hồ thủy điện Sơn La trong tương lai, tiêu chuẩn phòng chống lũ sông Hồng đã thay đổi và nhiệm vụ phân lũ của công trình sông Đáy cũng có những thay dổi tương ứng.
Trong bài báo này phân tích những thay đổi về mức độ cần phân lũ của sông Đáy qua các giai đoạn kiểm soát lũ sông Hồng. Các giai đoạn này được phân chia theo năìig lực kiểm soát lũ của hệ thống hồ chứa thượng lưu sông Hồng như sau:
- Giai đoạn I: giai đoạn hiện tại với hệ thống hồ chứa nước thượng lưu sông Hồng gồm có hồ thủy điện Hoà Bình và hồ thủy điện Thác Bà;
- Giai đoạn II: giai đoạn sau khi có hồ thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm. Hệ thống hồ thủy điện bao gồm hồ Hoà Bình, Thác Bà và Tuyên Quang;
- Giai đoạn III: giai đoạn sau khi có hồ thủy điện Sơn La. Hệ thống hồ thủy điện ở thượng lưu sông Hồng gồm Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và Sơn La.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Đặng Lan Hương (2005), Mức độ cần phân lũ sông Đáy trong các giai đoạn kiểm soát lũ Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí khí tượng thủy văn, 535, 22-28.
Tài liệu tham khảo
- Công ty Khảo sát Thiết kế Điện I. Nghiên cứu khả thi công trình thủy điện Sơn La -Thủy năng thủy lợi và kinh tế năng lượng, 1998.
- Trịnh Quang Hoà, Hoàng Minh Tuyển, Đặng Lan Hương. Báo cáo kết quả tính toán hiệu quả điều tiết lũ của công trình thủy điện Đại Thị trên sông Gâm đối với thị xã Tuyên Quang và Hà Nội, 7/2001.
- Đặng Lan Hương. Đánh giá vai trò sông Đáy trong việc phòng chống lũ sông Hồng khi có hồ thủy điện Đại Thị và hồ thủy điện Sơn La. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tổng cụcKTTV, 2003.'
- Nguyễn Trọng Sinh. Sông Đáy và nhiệm vụ tiêu thoát lũ sông Hồng,- Báo cáo tại Hội thảo Quy hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Đáy. Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, 6/2000.
- Ngô Đình Tuấn. Báo cáo nghiên cứu phân lũ sông Hồng vào sông Đáy.- Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội, 9/1975.
- Hoàng Minh Tuyển. Đánh giá vai trò một số hồ chứa lớn thượng lưu sông Hồng phần Việt Nam trong việc phòng chống lũ hạ lưu.- Luận án tiến sĩ Địa lý, Viện Khí tượng Thủy văn.
- Viện Quy hoạch Thủy lợi. Báo cáo Quy hoạch phòng chống lũ Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội và tờ trình xin phê duysệt quy hoạch phòng chống lũ vùng Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, 2003.
- Viện Thiết kế Thủy lợi - Thủy điện, Bộ Thủy lợi (1976). Công trình phân lũ sông Đáy, giai đoạn thiết kế kỹ thuật, tập I.- Báo cáo chung.