Tác giả

Đơn vị công tác

1Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Hạn hán là một loại hình thiên tai có những đặc thù riêng và tác động của hạn hánt hường xảy ra trên một phạm vi rộng lớn, thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc thường rất khó nhận biết. Ứng dụng mô hình SWAT mô phỏng diễn biến dòng chảy có tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu diễn ra trên lưu vực sông là một nghiên cứu có ý nghĩa. Kết quả mô phỏng của mô hình SWAT trên lưu vực sông Ba cung cấp và bổ sung đầy đủ những dữ liệu cần thiết để tính toán chỉ số hạn thuỷ văn cho khu vực nghiên cứu này. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Ba theo kịch bản nền và các kịch bản BĐKH. Từ bản đồ phân vùng hạn hán đã phân tích, đánh giá được tác động của BĐKH đến hạn hán lưu vực sông Ba. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định chính sách ứng phó với hạn hán hiệu quả đặc biệt trước tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ như hiện nay và trong tương lai. 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Nam Thành, Trần Hồng Thái, Bạch Quang Dũng (2019), Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Ba trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 704, 20-27.

Tài liệu tham khảo

1. Arnold, J. G., Williams, J.R., Nicks, A.D. Sammons, N.B., (1990), SWRRB: A basin scale simulation model for soil and water resources management. College Station, Tex.: Texas A&M University Press.

2. Dương, V.K., Sơn, N.H., Trần, T.T (2013), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ở Tây Nguyên, Hội thảo khoa học liên ngành nhóm nhiệm vụ thuộc chương trình Tây Nguyên 3: Quản lý bền vững đất và nước ứng phó với hạn hán, hoang mạc hóa và lũ lụt vùng Tây Nguyên.

3. Huỳnh Thị Thanh Hạnh (2012), Ứng dụng GIS và mô hình SWAT đánh giá tài nguyên đất và nước tại thượng nguồn lưu vực sông Srepok tỉnh Đắk Lắk, Luận văn cao học, Trường Đại học Bách Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Knisel, W.G., (1980), CREAMS: A Field-Scale Model for Chemicals, Runoff and Erosion from Agricultural Management Systems, USDA Conservation Research Report, 26 (1), 36-64.

5. Leonard R.A., Knisel W.G. and Still D.A., (1987), GLEAMS: Groundwater Loading Effects of Agricultural Management Systems. Transactions of the ASAE, 30 (5), 1403-1418.

6. Moriasi, D.N., Arnold, J.G., Van Liew, M.W., Bingner, R.L., Harmel, R.D., and Veith, T.L., (2007), Model evaluation guidelines for systematic quantification of accuracy in watershed simulations. American Society of Agricultural and Biological Engineers, 50 (3), 885.

7. Nguyễn Đức Ngữ (2005), ENSO và hạn hán ở các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên, Tạp chí Khí tượng thủy văn, 530 (2), 1-15.

8. Nguyễn Kim Lợi và cộng sự (2012), Đánh giá lưu lượng dòng chảy đến lưu vực sông Bé sử dụng mô hình SWAT.

9. Nguyễn Thị Ngọc Quyên và Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Đại Ngưỡng, Nguyễn Thoan, Bùi Tá Long, Nguyễn Kim Lợi (2017), Phân vùng hạn hán dựa trên chỉ số hạn và mô phỏng chế độ thuỷ văn trên lưu vực Srepok vùng Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 33 (1), 65-81.

10. Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Thanh Hương (2010), Tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán trên các vùng khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Khí tượng thủy văn, 598 (10), 21-25.

11. Rivera, S., Hernandez, A.J., Ramsey, R.D., Suarez, G. and Rodriguez S.A., (2007), Predicting flood hazard areas: a SWAT and HEC-RAS simulations conducted in Aguan river basin of Honduras, central America, ASPRS 2007 Annual Conference, Tampa, Florida.

12. Trần Thục (2008), Báo cáo tổng kết đề án: “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Trần Thục, Thắng N.V., Cường H.D., Khiêm M.V., Mậu N.Đ., Thăng V.V., Takeuchi W. &An V.N., (2013), Khả năng ứng dụng chỉ số hạn KeetchByram (KBDI) trong giám sát hạn hán ở Việt Nam, Hội thảo khoa học liên ngành nhóm nhiệm vụ thuộc chương trình Tây Nguyên 3: Quản lý bền vững đất và nước ứng phó với hạn hán, hoang mạc hóa và lũ lụt vùng Tây Nguyên.

14. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (từ 2005 đến 2016), Đặc điểm khí tượng thủy văn, Báo cáo tổng hợp.

15. Williams, J.R., Jones, C.A. and Dyke, P.T., (1984), A modeling approach to determining the relationship between erosion and soil productivity. Transactions of the ASAE, 27 (1), 129-144.

16. Williams, J.R., Nicks, A.D. and Arnold, J. G., (1985), SWRRB, A simulator for water resources in rural basins. Journal of Hydraulic Engineering, 111(6), 970-986.

17. Wilhite, D.A. and Glantz, M.H., (1985), Understanding the Drought Phenomenon: The Role of Definitions, Water International, 10, 111-120