Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn & Môi trường 

2Phân viện Khí tượng Thủy văn & Môi trường phía Nam 

Tóm tắt

Sự biến động của hệ thống gió mùa Châu Á được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là trong mối quan hệ với hiện tượng El Nino/La Nina. Trên cơ xem xét mối quan hệ giữa trường gió trên các mực thấp tầng đối lưu với lượng mưa trung bình khu vực Nam Bộ trong những tháng gió mùa mùa hè, các tác giả đã đề xuất chỉ số hoàn lưu (CSHL) cho khu vực nghiên cứu. CSHL được tính cho từng mùa hè, làm cơ sở nghiên cứu sự biến động của gió mùa mùa hè qua các năm. Những năm gần đây hoạt động của gió mùa mùa hè biến động mạnh so với trung bình nhiều năm (TBNN). Trong những mùa hè có CSHL cao, khí áp giảm trên khu vực Nam Bộ, đới gió Tây Nam có cường độ mạnh phát triển mạnh sang phía Đông tới Tây Thái Bình Dương, là nguồn mang nhiệt và ẩm từ Nam Bán cầu và Ắn Độ Dương tới khu vực. Ngược lại, những mùa hè có CSHL thấp, áp cao cận nhiệt đới lấn sang phía Tây, khí áp tăng, gió mùa yếu hơn.

Việc sử dụng CSHL để nghiên cứu tính biến động của gió mùa làm tăng tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bổ xung cho các số liệu quan trắc về lượng mưa thường được dùng rộng rãi.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Thị Hiền Thuận (2006), Đề xuất chỉ số hoàn lưu gió mùa để nghiên cứu tính biến động của gió mùa mùa hè ở Nam Bộ. Tạp chí khí tượng thủy văn, 1-11.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thuý Lan Chi. Luận văn tốt nghiệp Cao học, 2005.
  2. Frijns, J.. Relocation or Renovation: Greening Small and Medium-Sized Enterprises. In: A.P.J. Mol and J.C.L. van Buuren (eds.), Greening Industrialization in Asian Transitional, 2003.
  3. UNIDO, SIDA, s KHCN&MT. “Dự án giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp TPHCM (TF/VIE/97/001) — Các trường hợp nghiên cứu điển hình về SXSH ngành chế biến thực phẩm”, 1999.