Tác giả

Đơn vị công tác

Viện hải dương học Nha Trang

Tóm tắt

Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp tính toán dự báo nước biển dâng do bão. Trong bài báo này tác giả trình bày một số kết quả tính toán thử nghiệm dự báo nước dâng do bão bằng mô hình số trị thuỷ động lực có biên cứng di động và áp dụng một số kỹ thuật tính toán mới cho vùng Vịnh Quy Nhơn (ven biển miền Trung) với một số cơn bão mạnh dược chọn điển hình.

Các kết quả tính từ mô hĩnh cho thấy, hầu hết các cực trị độ dâng nước biên do bão tại vùng biển này tập trung tại mép biên cứng, với độ sâu H=0m. Các kết quả tính toán còn cho thấy mức độ ảnh hưởng của cơn bão Angela (10/1992) và LingLing (11/2001) vào vùng biển Quy Nhơn là khá lớn, độ dâng cực đại với cơn bão Angela ià 83,0cm còn trong cơn bão LingLỉng là 162,5cm. Như vậy, việc tính toán để dự đoán, cảnh báo thiên tai không chỉ với mục đích phòng - tránh, làm giảm thiệt hại thiên tai gây ra trong dải ven bờ khu vực Nam Trung Bộ mà còn có thể phục vụ cho công tác quy hoạch, phát triển kinh tế, du lịch biển.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung (2006), Tính toán nước dâng do bão tại vùng biển Quy Nhơn. Tạp chí khí tượng thủy văn, 547, 32-44. 

Tài liệu tham khảo

  1. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung. “Tính toán nước dâng do bão cho vịnh và cửa sông ven biển”. Báo cáo chuyên đề của đề tài KHCN5C, Viện Hải dương học Nha Trang, 54tr, 2000.
  2. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung. “Tính toán thử nghiệm nước dâng trong bão bằng mô hình thủy động lực học với biên di động”. Tuyển tập nghiên cứu biển tập 11, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 45-56, 2001.
  3. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung. “Tính toán nước dâng trong bão cho khu vực Định An - Gò Công do ảnh hưởng của cơn bão Linda bằng phương pháp sai phân hữu hạn vơi biên di động”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 3 (1), tr. 1-17, 1997, 2003.
  4. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung. “Tính toán nước dâng trong bão cho vùng biển Vũng Rô (Phú Yên)”. Tuyển tập nghiên cứu biển tập xin, tr. 25- 36, 2003.
  5. Vũ Như Hoán, “Thiên tai ven biển và cách phòng tránh”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 77tr, 1998.
  6. Amal c. Phadke, Christopher D.Martino, Kwok Fai Cheung, Samuel H.Houston. “Modeling of tropical cyclone winds and waves for emergency management”. Ocean Engineering, 30, pp. 553-578, 2003.
  7. Causon, D.M., D.M. Ingram, C.G. Mingham. “A Cartesian cut cell method for shallow water flows with moving boundaries”. Advances in Water Resources 24, pp. 899-911, 2001.
  8. Manuals and Guides. “Numerical method of tsunami simulation with the leap-frog scheme”. Intergovernmental Oceanographic Commission, Unesco, Parti-chapter 1-page 1 - Part 1-chapter 1-page 19, 1997.
  9. Kowalik, z. and T. s. Murty. “Numerical modeling of ocean dynamics”. Advanced Series on Ocean Engineering - Volume 5, World Scientific, 481pp, 1993.