Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Do nhân khẩu thế giới tăng nhanh, công nghiệp phát triển cao độ, dẫn tới sự phát thải khí CO2 và các chất phát thải khác vào khí quyển trái đất ngày càng gia tăng, đại bộ phận khí thể cách nhiệt tập trung tại tầng khí quyển, khiến khí quyển trái đất biến thành nhà giữ nhiệt dẫn đến “hiệu ứng nhà kính” khiên cho khí hậu trái đất ấm lên. Nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng gần 100 năm nay nhiệt độ trái đất có xu thế tăng lên rõ rệt. Năm 1990JPCC đề xuất gần 100 năm nay nhiệt độ trái đất đã tăng lên khoảng 0,3-0,6 °C, và trong một báo cáo mội nhất (2-11-2000) trước thềm hội nghị về khống chế các chất phát thải khí nhà kính của Liên họp quốc đã cảnh báo rằng: khí hậu trái đất ấm lên nghiêm trọng hơn nhiều so với một số năm trước kia con người thiết tưởng. Nếu như năm 1995 dự đoán năm 1990-2100 nhiệt độ trung bình trái đất tăng 1-3,5 °C, thì nay báo cáo đưa ra là 1,5-6 °C Rất nhiều thiên tai mà nguyên nhân do khí hậu trái đất ấm lên đã gây cho con người nhiều hậu quả nghiêm trọng và sẽ còn có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường trước nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Để góp thêm tiếng nói trong việc phân tích sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam, bài viết căn cứ vào các tiêu chuẩn của WMO, vận dụng các phương pháp thống kê khí hâu truyền thống, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu mới để phân tích một số đặc trưng khí hậu của xu thế biến đổi nhiệt độ 50 năm qua ở khu vực Hà Nội.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Dương Văn Khảm (2001), Phân tích một số đặc trưng khí hậu của sự biến đổi nhiệt độ 50 năm qua ở Hà Nội. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 484.

Tài liệu tham khảo

1. IPCC. Climate Change: The Science of Climate Change. Eds: by Houghton J T, Callander B A, Hanis N, et al. Cambridge University Press, 1996.

2. Yamamoto, Iwashima and Sanga, An analysis of Climatic Jump. J. Met. Soi. Japan, 1988.

3. Ngụy Phong Anh. Thống kê khí hậu hiện đại và kỹ thuật dự báo. NXB Khí tượng Trung Quốc, 1999. (Nguyên bản tiếng Trung Quốc).

4. Phù Tông Tân, Vương Cường. Định nghĩa đột biến khí hậu và phương pháp kiểm nghiệm . Tạp chí khoa học khí tượng, 1992. (Nguyên bản tiếng Trung Quốc).