Tác giả
Đơn vị công tác
1Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình số khép kín rối bậc 1,5 để mô phỏng các quá trình vật lý diễn ra trong lớp biên nơi có sự tồn tại của một hồ nước lớn lý tưởng hoá. Sơ đồ ẩn luân hướng được áp dụng cho việc tích phân hệ phương trình vi phân mô tả lớp biên. Các kết quả thu được của mô hình cho thấy hồ nước cố ảnh hưởng to lớn đến chế độ nhiệt động lực học địa phương, đặc biệt là trường nhiệt và trường gió, lên đến độ cao hơn 100 m. Rõ ràng các hồ nước lớn có vai trò quan trọng như là một cơ chế điều hoà tiểu khí hậu địa phương. Vì vậy, dưới gốc độ này hồ nước lớn trong các khu đô thị có thể thoả mãn cả hai tiêu chí cảnh quan và tiện nghi gió-nhiệt cho các vùng dân cư lân cận xuôi theo chiều gió thịnh hành. Hơn nữa, vài các kết quả này mô hình cho thấy khả năng của nó trong việc mô phỏng các hiện tượng khác trong lớp biên khí quyển, ví dụ như lan truyền chất ô nhiễm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Minh Trường, Vũ Thanh Hằng (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của hồ nước lớn đến điều kiện nhiệt động lực học địa phương bằng phương pháp số. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 562, 43-48.
Tài liệu tham khảo
1. Chih-Yue J. Kao and T. Yamada, Numerical Simulation of a Stratocumulus-Capped Boundary Layer Observed over Land. J. Atmos. Scl., 46 (1988) 832- 848.
2. Pielke Roger A.. Mesoscale Meteorological Modeling. (2001). Academic Press.
3. Stull Roland B.. Boundary Layer Meteorology. (1988). Kluwer Academic Publishers.
4. Yamada T.. A Numerical Model Study of Turbulent Airflow in and Above a Forest Canopy. J. Meteo. Soc. of Japan, 60(1982) 439-454.
5. Yamada T., Simulations of Nocturnal Drainage Flows by a q2l Turbulent Closure Model. J. Atmos. Set., 40 (1983) 91-106.
6. Yamada T., and s. Bunker, A Numerical Model Study of Nocturnal Drainage Flow with Strong Wind and Temperature Gradient. J. Appl. Meteor., 28 (1989) 545- 554.
7. Yamada T., Chih-Yue J. Kao and s. Bunker, Airflow and Air Quality Simulation over The Western Mountainous Region with a Four-Dimensional Data Assimilation Technique. Atmos. Environ., 23 (1989) 539- 554