Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt

Hiện nay về mặt lý thuyết, các mô hình khí hậu toàn cầu đã được phát triển một cách khá toàn diện về mặt vật lý cũng như động lực. Thời gian tích phân có thể là một vài tháng cho đến nhiều năm nhưng độ phân giải không gian của các mô hình này vẫn chưa đủ khả năng nắm bắt được các quá trình với những quy mô ở không gian và thời gian nhỏ hơn. Một trong những hướng tiếp cận mới trong thập kỷ vừa qua là phát triển các mô hình khí hậu khu vực hạn chế (LAM) với độ phân giải dưới 100km (Dickinson 1989). Trong những năm gần đây, đã có rất nghiên cứu nhằm áp dụng các mô hình khí hậu khu vực cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với sự đa dạng về địa hình và bề mặt, thì việc áp dụng mõ hình để có được kết quả tốt nhất là không dễ dàng. Chẳng hạn, việc nghiên cứu lựa chọn các mõ hình bề mặt, độ phân giải của mô hình bề mặt hay mô hình khí quyển và việc lựa chọn các sơ đồ vật lý thích hợp là không dễ dàng. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày nghiên cứu về sự ảnh hưởng của độ phân giải ngang của mô hình bề mặt đến kết quà mô phỏng các trường khí hậu ờ Việt Nam. Ở đây, chúng tôi sử dụng mô hình khí hậu khu vực RegCM3 làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đỗ Văn Mẫn, Nguyễn Đăng Mậu (2008), Ảnh hưởng độ phân giải ngang của mô hình bề mặt đến các kết quả mô phỏng khí hậu của mô hình khí hậu khu vực REGCM3Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 573, 20-26.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đăng Mậu, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ phân giải ngang trong mô hình khí hậu khu vực RegCM3 đến kết quả mô phỏng các trường khỉ hậu ờ Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phan Văn Tân, Dư Đức Tiến, 2005. Ảnh hưởng của tính bất đồng nhất bề mặt đệm đến các trường nhiệt độ và lượng mưa mô phỏng bằng mô hình RegCM trên khu vực Đông Dương và Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XXI, số 4, tr. 57-68.

3. Phan Văn Tân, Nguyễn Hướng Điền, Dư Đức Tiến, 2004. Sơ đồ BATS và ứng dụng trong việc tinh các dòng trao đổi năng lượng và nước giữa bề mặt đất - khí quyển, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.xx, số 1, tr. 40-56.

4. Nelli Elguindi, Xunqiang Bi, Filippo Giorgi, Badrinath Nagarajan, Jeremy Pal, Fabien Solmon, Sara Rauscher and Ashraf Zakey, 2007. RegCM Version 3.1, User’s Guide

5. Filippo Giorgi, Raquel Francisco and Jeremy Pal, Journal of Hydrometeorology, Volume 4, 2003. Effects of a Subgrid-Scale Topography- and Land Use Scheme on the Simulation of Surface Climate and Hydrology. Part I: Effects of Ternperature and Water Vapor Disaggregation.