Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh
2Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai
3Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng
4Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An
Tóm tắt
Thực tế cho thấy, chế độ dòng chảy trong vùng Đồng Tháp Mười trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp do tác động của hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống hồ chứa phía thượng lưu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, La-Nina nên tổng lượng mưa trên lưu vực cũng thay đổi thất thường. Hai yếu tố thượng lưu quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ Mekong). Trên cơ sở số liệu tổng hợp, thu thập và phân tích cho thấy Tân Châu giá trị mực nước bình quân năm có xu hướng giảm dần, mức độ giảm xấp xỉ 3,5%, tức là tương đương khoảng 4 cm - 5 cm mỗi năm. Xu hướng nhiều năm cũng cho thấy giá trị Hmax tại Châu Đốc theo các năm là giảm trung bình khoảng 3 - 5% tương ứng với giá trị khoảng 10 - 15 cm mỗi năm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Cấn Thu Văn, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Vĩnh An, Lê Văn Phùng, Nguyễn Phước Huy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Quang Ngọc (2018), Đánh giá sự biến đổi dòng chảy mặt tại các điểm đặc trưng trong vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 692, 19-25.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Phương Mai (2017), Ảnh hưởng của đập thượng nguồn đến diễn biến mặn vùng cửa sông Mêkong, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thuỷ lợi và môi trường số 58 (9/2017).
2. Tô Quang Toản, Tăng Đức Thắng (2016), Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về Châu thổ Mê Công, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 31/2016.
3. Tô Quang Toản và nnk (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN: Nghiên cứu đánh giá tác động của các bậc thang thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông đến dòng chảy, môi trường, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu bất lợi, Đề tài cấp Nhà nước KC08.13/11-15.
4. VAWR (2016), Báo cáo xâm nhập mặn tại cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp chống hạn,Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
5. Lưu Văn Ninh, Nguyễn Minh Giám (2017), Đặc điểm khí hậu tỉnh An Giang, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 12/2017, tr18-26.
6. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2016), Nghiên cứu phương pháp cơ bản đánh giá rủi ro lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các khoa học trái đất và Môi trường, Tập 32, (3S) (2016), tr264-270.
7. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2016), Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy lựcvùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến sự thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016256.
8. Lưu Văn Ninh và nnk (2018), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp tỉnh An Giang.