Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội

Tóm tắt

HRM_TC là phiên bản phát triển của mô hình HRM trên cơ sở thêm vào một modun ban đầu hóa xoáy cho mục đích dự báo bão. Ngoài chức năng dự báo bão, về nguyên tắc HRM_TC có thể chạy dự báo thời tiết nói chung và có thể áp dụng cho bất kỳ một miền địa lý nào. Trong bài này HRM_TC đã được nghiên cứu thử nghiệm độ nhạy của các tham số trong sơ đồ ban đầu hóa xoáy để dự báo sự chuyển động bão khu vực Biển Đông. Những kết quả nhận được từ 13 phương án của 4. nhóm thí nghiệm thực hiện trên 11 trường hợp bão thời kỳ 2003 - 2006 đã cho phép lựa chọn được bộ tham số thích hợp nhất cho sơ đồ ban đầu hóa xoáy của mô hĩnh. Với bộ tham số này, HRM_TC đã được chạy dự báo độc lập trên 20 trường hợp bão khác nhau trong cùng thời kỳ nói trên, với hạn dự báo 48h. Sai số vị trí, sai số tốc độ di chuyển và sai sô'về hướng chuyển động của bão dự báo đã được đánh giá trên cơ sở so sánh với quĩ đạo quan trắc (besttrack) khai thác từ website weather.unisys.com. Kết quả cho thấy, HRM_TC đã cải thiện đáng kể độ chính xác của quĩ đạo bão dự báo. So với trường hợp không sử dụng sơ đồ ban đẩu hóa xoáy, HRM_TC đã làm giảm sai số vị trí trung bình (khoảng 40km), sai số tốc độ (gần 40km) và sai số về hướng di chuyển của bão dự báo (gần 10km). Tuy nhiên, bão dự báo của HRM_TC vẫn có xu hướng di chuyển nhanh hơn và lệch phải so với thực tế. Mặc dù vậy HRM_TC vẫn có thể được đưa vào áp dụng thử nghiệm dự báo nghiệp vụ.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phan Văn Tân, Bùi Hoàng Hải (2008), Thử nghiệm áp dụng phiên bản HRM_TC vào dự báo chuyển động bão ở Việt NamTạp chí Khí tượng Thủy văn, 566, 1-10.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Hoàng Hải, Phan Văn Tân, (2007), “Về một sơ đồ ban đầu hóa xoáy mới áp dụng cho mô hình khu vực phân giải cao HRM”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 3(555), tr. 4250.

2. Võ Văn Hòa (2005), “Lựa chọn profin gió tiếp tiếp đối xứng giả tối ưu cho mô hình chính áp dự báo quỹ đạo bao WBAR ”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 7(535) Tr. 28-35.

3. Võ Văn Hòa (2005), “Lựa chọn mực dòng dẫn tối ưu cho mô hình chính áp dự báo quỹ đạo bão WBAR gió tiếp tiếp đối xứng giả tối ựu cho mô hình chính áp dự báo quĩ đạo bão WBAR”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 8(536) Tr. 6-19.

4. Nguyễn Thị Minh Phương (2003), “Lựa chọn một tham số cho sơ đồ ban đầu hóa xoáy trong mô hĩnh chính áp dự báo đường đi của bão trên Biển Đông”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 12(516) Tr. 13-32.

5. Nguyễn Thị Minh Phương (2005): Hiệu chỉnh công thức tính thành phần xoáy bất đối xứng trong sơ đồ ban đầu hóa xoáy. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 1 (529) Tr. 35-45.

6. Phan Vân Tân, Bùi Hoàng Hải (2003), “Về một phương pháp ban đầu hóa xoáy ba chiều”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 11(515), Tr. 1-12.

7. Phan Văn Tân, Bùi Hoàng Hải (2004), “Ban đầu hóa xoáy ba chiều cho mô hình MM5 và ứng dụng trong dự báo quỹ đạo bão”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 10(526), Tr. 14-25.

8. Lê Công Thành (2004), “ứng dụng các loại mô hĩnh số dự báo bão ở Việt Nam”, Tạp chí khí tượng thủy văn, 5(521), Tr. 10-22.

9. Davis, c. and s. Lownam, (2001), “The NCAR-AFWA tropical cyclone bogussing scheme”. A report prepared for the Air Force Weather Agency (AFWA). 12pp.

10. Davidson, N. E. andH. c. Weber, 2000: TheBMRC high-resolution tropical cyclone prediction system: TC-LAPS

11. Fiorino, M.J., and R. L. Elsberry (1989), “Some aspects of vortex structure related to tropical cyclone motion”, J. Atmos. Sci. (46), pp. 975-990.

12. Smith R. K. (2005), “Accurate determination of a balanced axisymmetric vortex”, Tellus, (58A), pp. 98-103.

13. Trinh V. T. and T. N. Krishnamurti, 1992, “Vortex initialization for Typhoon track prediction”, Meteor. Atmos. Phys. (47), p 117-126.

14. Weber, H. c., 2001: Hurricane track prediction with a new baratropic model, Mon. Wea. Rev. 129, 1834-1857.