Tác giả
Đơn vị công tác
1Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn
2Trung tâm Trắc đạc bản đồ biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Tóm tắt
Bến Tre là tỉnh ven biển, nơi có 4 cửa sông chảy ra biển nên thường xuyên chịu ảnhh ưởng của xâm nhập mặn trong mùa khô. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) tới năm 2050. Nghiên cứu thống kê, phân tích chuỗi số liệu đo mặn từ năm 2000-2016 của 6 trạm đo mặn trên địa bàn để đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre; đồng thời sử dụng mô hình thủy lực MIKE11 diễn toán ảnh hưởng của BĐKH đến xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre trong tương lai theo kịch bản BĐKH và NBD năm 2016. Kết quả thống kê đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2000 - 2016, tình hình xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm có xu thế tăng ở hầu hết các trạm. Xét theo từng tháng, xu thế tăng được thể hiện chủ yếu, trong đó 100% trường hợp đỉnh mặn Smax tăng; 91% trường hợp chân mặn Smin tăng; 3% trường hợp Smin giảm và 6% trường hợp không đổi. Xu thế tăng thể hiện rõ nét trong các tháng I, II, III. Dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng, mặn có xu thế ăn sâu hơn dọc các sông vào đất liền. Mặn 1‰ có khả năng ăn sâu vào ~55 km trên sông Cổ Chiên, ~65 km trên sông Hàm Luông, ~68 km trên sông Tiền Giang; mặn 5‰ có khả năng ăn sâu vào ~42 km trên sông Cổ Chiên, ~44 km trên sông Hàm Luông, 44~56 km trên sông Tiền Giang.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Văn Đào, Phạm Thị Thanh Bình (2019), Đánh giá thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 700, 12-22.
Tài liệu tham khảo
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
2 Nguyễn Tất Đắc (2007), Nghiên cứu xác định biên tính toán thủy lực và mặn cho ĐBSCL: Nghiên cứu xây dựng phần mềm máy tính áp dụng tính mực nước, lưu lượng, độ mặn cho ĐBSCL có tính tới biến đổi thượng lưu, gió chướng, nước dâng và thay đổi trên đồng bằng, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam.
3 Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho khu vực đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, Đề tài cấp Bộ.
4 Nguyễn Như Khuê (1994), Nghiên cứu về đặc điểm xâm nhập mặn của ĐBSCL, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
5 Nguyễn Ân Niên và Nguyễn Văn Lân (1999), Nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.
6 Lê Sâm (1993-2000), Dự án Khảo sát điều tra chua mặn ĐBSCL, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT.
7 Trần Hồng Thái (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long.
8 Trung tâm Thẩm định-Tư vấn Tài nguyên nước, Cục Quản lý Tài nguyên nước (2012-2013). Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
9 UBND tỉnh Bến Tre (2018), Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre.
10 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Dự án “Đánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và cá biện pháp thích ứng”.
11 Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2001-2004), Đề tài độc lập cấp nhà nước KC08-18 Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
12 Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2002), Đề tài độc lập cấp nhà nước Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN phục vụ xây dựng hệ thống đê biến, đê ngăn mặn cửa sông Nam Bộ.
13 Harleman D.R.F (1971), One dimensions estuarine modeling an assessment, Tracor, Inc, Project 16070DVZ, Water Quality Office, U.S Environmental Protection Agency, Stock No. 5501-0129, U.S Gorvement Printing, Office, Washington, DC.
14 Nguyễn Như Khuê (1986), Modelling of tidal propagation and salility intrusion in the Mekhong main estuarine system, Technical paper, Mekong Secretariat.
15 Leendertee (1971), Aspect of a computational model for long period water wave propagation, RM - RC-5294, Rand Corp, Santa Monica, Califonia.
16 Prichard, D (1971), The dynamic structure of a coastal plain estuary, J. Mar. Res., 15, 33-42.