Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trườngĐại học Công nghiệp Tp.HCM

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi mực nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai do các ảnh hưởng tổng hợp của mực nước biển dâng, nạo vét lòng dẫn, san lấp các vùng trũng khu vực hạ lưu cho phát triển đô thị và xây dựng hệ thống đê bao . Phương pháp nghiên cứu là dựa trên cơ sở của phân tích dao động điều hòa và bước hiệu chỉnh kết quả mô phỏng mực nước triều nhằm xác định nguyên nhân của sự thay đổi mực nước . Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là mực nước giờ của 6 trạm quan trắc từ năm 1980-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do tác động của mực nước biển dâng đã làm cho biên độ mực nước giữa cấp tần suất p = 0,1% và p = 99,9% tại trạm Vũng Tàu tăng 7 cm. Với tác động tổng hợp của mực nước biển dâng và quá trình đô thị hóa đã làm cho mực nước cao nhất và biên độ mực nước giữa cấp tần suất p = 0,1% và p = 99,9% trong sông tăng cao hơn so với trên biển, tại Phú An và Nhà Bè mức tăng của biên độ này tương ứng là 35,5cm và 30,5cm.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lương Văn Việt(2016), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đến mực nước trên hệ thống sông sài gòn Đồng Nai. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 667,27-34.

Tài liệu tham khảo

1. Đồ án quy hoạch đô thị - Sở XD Bình Dương (2015), Quy hoạch cao độ nền và thoát mặt đô thị Bình Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam.

2. Nguyễn Hữu Nhân (2012), Đánh giá sự biến dạng các yếu tố triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ do nước triều dâng, Tạp chí KH & CN Thủy lợi, số 12/2012.

3. Hoàng Văn Huân và nnk (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ để ổn định lòng dẫn hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ, Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, mã số KC-08.29.

4. Nguyễn Sinh Huy và nnk (2007), Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp.HCM, ĐTNCKH, Bộ NN&PTNN.

5. Luong Van Viet, Pham Manh Dang Hong Luan, Le Anh Tuan (2010), A nalyse the fluctuation and water level trend in Saigon - Dong Nai river system, Journal of Science, Earth Science, Vol. 25, No. 4.

6. Lương Văn Việt (2010), Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, biến đổi khí hậu toàn cầu đến gia tăng cường độ mưa và việc xây dựng biểu đồ mưa thiết kế cho Tp.HCM, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 584, t.24-30 .

7. Lương Văn Việt (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đến lượng mưa vượt thấm, Tạp chí KHCN – ĐH. Công Nghiệp Tp.HCM, Số 2 (19), t.46-55 .

8. Li, Y., and C. Wang (2009), Impacts of urbanization on surface runoff of the Dardenne Creek watershed, St. Charles County, Missouri, Physical Geography, 30(6): 556–573.

9. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Áp dụng mô hình 1DKWM – FEM & SCS đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến dòng chảy lũ trên một số sông ngòi Miền Trung, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 2B PT, tr.149-157.

10. Haigh, I.; Nicholls, R., and Wells, N., (2010), Assessing changes in extreme sea levels: application to the English Channel, 1900 - 2006, Continental Shelf Research, 30,1042–1055 .

11. Ferla M. (2006), Long time variation on sea leveland tidal regime in the lagoon go Venive, J.Coastal Engineering. vol. 57, no. 4, pp. 1279-1399.