Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt

Báo cáo trình bày một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu xu thế biển đổi mực nước biền tại khu vực biển Đông và vùng ven bờ Việt Nam. Chuỗi số liệu Sea level anomaly (SLA) kết hợp từ nhiều vệ tinh từ năm 1992 đên 2009 được sử dụng thông qua việc kiểm nghiệm với số liệu mực nước trung bình tháng tại cảc trạm hải văn. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sự tương dồng cao về xu thể và mối tương quan giữa 2 chuỗi số liệu và có thể sử dụng số liệu mực nước từ vệ tinh trong nghiên cứu xu thế biển đổi mực nước. Phân tích số liệu vệ tinh thu nhận được tại khu vực Biển Đông cho thấy xu thế biển đổi của mực nước biển trung bình trên toàn biển Đóng thời kỳ 1993-2009 là 4,3 mm/năm. Trong thời kỳ từ 1993-2009 xu thế biển đổi của mực nước biển khu vực Biển Đông trài qua ba giai đoạn: tăng 8,9 mm/nâm (1993-2000); giàm 11,3 mm/năm (2001-2005); tăng 11,1 mm/năm (2006-2009). Phân bố xu thê' dao động mực nước trên vùng Biển Đông cho thấy khu vực phía Đông (Philippine) có xu thế tăng cao hơn khu vực phíaTtây biển Đông. Tại dải ven biển Việt Nam, Khu vực miền Trung và khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ là khu có xu thể tăng mạnh hơn, ngược lại, khu vực ven biển miền Bắc, vùng biển phía Đóng khu vực Nam bộ lậ khu vực có xu thế tăng chậm hơn.

 

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Lê Quốc Huy (2010), Nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước biển khu vực biển Đông và vùng ven bờ Việt Nam từ số liệu vệ tinh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 592, 9-16.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khi hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 6-2009.
  2. Hoàng Trung Thành, Phạm Văn Huấn (2010), Tình hình dao động dâng rút của mực nước biển ven bờ Việt Nam. Tạp chí Biển Việt Nam, số 3/2010.
  3. Cabanes, c., Cazenzve, A., Le Provost, c., 2001. Sea level rise during past 40 years determined from satellite and in situ observations. Science 294, 840-842.
  4. Church, J.A., Gregory, J.M., Huybrechts, p, Kuhn, M., Lambeck, K., Nhuan, M.T., Qin.D., Woodworth, P.L., 2001.Changes in Sea Level, in Intergovernmental Panel on Climate Change, Third Assessment Report. Cambridge Univ. Press, New York, pp. 639-694.
  5. White, N.J., Church, J.A., Gregory, J.M., 2005. Coastal and global averaged sea level rise for 1950 to 2000. Geophys. Res. Lett. 32, L01601.
  6. Cazenave. A.. Nerem, R.S., 2004. Present-day sea level change: observations and causes. Rev. Geophys. 42, RG3001.
  7. Shaw, p. T, Chao, s. Y, Fu, L.L., 1999. Sea surface height variations in the South China Sea from satellite altimetry. Oceanol. Acta 22 (1), 1-17.
  8. Ho, C.R., Zheng, Q., Soong, Y.S., Kou, N.J., Hu, J.H., 2000. Seasonal variability of sea surface height in the South China Sea observed with TOPEX/POSEIDON altimeter data. J. Geophys. Res. 105 (6), 13981-13990.
  9. Liu, Q., Jia, Y, Wang, X., Yang, H„ 2001. On the annual cycle characteristics of the sea surface height in the South China Sea. Adv. Atmos. Sci. 18, 613-622.
  10. Li, L., Xu, J., Cai, R., 2002. Trends of sea level rise in the South China Sea during the 1990s: an altimetry result. Chin. Sci. Bull. 47 (7), 582-585.
  11. Xuhua Cheng, Yiquan Qi, Wen Zhou, Trends of sea level variations in the Indo-Pacific warm pool, Global and Planetary Change 63 (2008) 57-66.
  12. Ping-Tung SHAW, Shenn-Yu CHAO, Lee-Lueng FU, Sea surface height variations in the South China Sea from satellite altimetry, Oceanological acta (1999)- VOL.22 -No 1, 1 -17.
  13. AVISO, High-Precision Altimetry with Satellites Working Together. Retrieved July 25, 2008, from http://www.aviso. oceanobs. com
  14. Hoàng Trung Thành, Phạm Vãn Huẩn (2010), Tình hình dao động dâng rút cùa mực nước biển yen bờ Việt Nam. Tạp chí Biền Việt Nam, số 3/2010.