Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Nghiên cứu khí tượng nông nghiệp Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Tóm tắt
Đánh giá năng suất cây trồng qụa từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, dự báo năng suất của chúng trước khi thu hoạch là vấn đề vô cùng quan trọng. Thông qua đó ta có thể đánh giá được tác động của các biện pháp kỹ thuật, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đối với năng suất cây trồng nhằm tận dụng tối đa tài nguyên khí hậu. Để nhận được những ảnh hưởng định lượng của điều kiện môi trường, trong đó có khí hậu, thời tiết lên năng suất cây trồng, đã có hàng loạt các mô hình tính toán, trong đó mô hình tính động thái ngày càng được áp dụng rộng rãi trong những nghiên cứu lý thuyết về khí tượng nông nghiệp (KTNN) và giải quyết những bài toán nghiệp vụ KTNN. Mô hình cho phép thực nghiệm số đành giá tác động của thời tiết khí hậu đến từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, thông qua đó có thể xàc định được cơ cấu thời vụ hợp lý nhằm tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có, hạn chế tác động của điều kiện thời tiết bất lợi trong những giai đoạn quan trọng của quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa. Mô hình cũng có thể ứng dụng dự báo nâng suất cây trồng ngay từ lúc gieo trồng nếu biết thông tin điều kiện khí hậu trong vụ.
Báo cáo này trình bày một cách tổng quát nhất cấu trúc mô hình động thái hình thành năng suất lúa, các tham số đã xác định và kể thừa. Trong báo cáo này cũng trình bày các kết quả chạy thử nghiệm xác định năng suất trung bình tỉnh của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên để giải quyết một bài toán hoàn hảo về mô hình hoá quá trình hình thành năng suất hệ sinh thái nói chung và lúa nói riêng, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các chỉ tiêu về nhiệt, ẩm, bức xạ, bốc thoát hơi tiềm năng trong từng khu vực cụ thể của Việt Nam, làm rõ bản chất vật lý của các quá trình trao đổi trong hệ thống "Đất - Cây trồng - Lớp không khí sát đắt".
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Ngô Tiền Giang (2010), Tham số hoá mô hình động thái hình thành năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 594, 36-41