Tác giả
Đơn vị công tác
1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
2 Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia
3 Hội Địa chất Biển Việt Nam
Tóm tắt
Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt, các khu vực ven biển như đới duyên hải miền Trung, mà cụ thể là các thành phố ven biển như Quy Nhơn, nơi dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng (NBD). Việc xác định những nhóm đối tượng, những lĩnh vực nào dễ bị tổn thương với BĐKH và NBD và đánh giá tính dễ bị tổn thương của chúng là một nhiệm vụ rất cần thiết, giúp cho những nhà quản lý và hoạch định chính sách đề xuất được những giải pháp và chiến lược ứng phó hợp lý. Bài báo đã đánh giá được hiện trạng mức độ tổn thương (MĐTT) cho hiện tại (giai đoạn nền) và dự báo sơ bộ được MĐTT của ngành công nghiệp và dịch vụ khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) theo kịch bản BĐKH và NBD cho các năm 2030, 2050 và 2100.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Thanh Long, Trần Hồng Thái, Đào Mạnh Tiến (2015). Đánh giá tính dễ bị tổn thương bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với ngành công nghiệp và dịch vụ khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 658, 1-6.
Tài liệu tham khảo
1. Mai Trọng Nhuận và nnk (2002), Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mai Trọng Nhuận và nnk (2011), Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam; đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết dự án thành phần 5, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Phạm Văn Thanh, Đào Mạnh Tiến, và nnk (2013-2015), Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian của một số đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó: Thí điểm cho khu kinh tế mở Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững.
4. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (2011), Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương TN-MT vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đê xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Hà Nội.
5. Cutter, S.L. (2000), Revealing the Vulnerability of People and Places: A case study of Georgetown County, South Carolina. Annals of the Association of American Geographers 90, pp. 713-737.
6. IPCC (2007), Climate change 2007 - Impacts, Adaptation and Vulnerability.
7. NOAA (1999), Community Vulnerability Assessment Tool CD - ROM. NOAA Coastal Services Center. 8. SOPAC (2004), Environmental Vulnerability Index.