Tác giả

Đơn vị công tác

1 Công ty TNHH Tỷ Xuân; ltbtuyen0911@gmail.com

2 Công ty Cổ phần xử lý Môi trường Việt Nam; quetran131099@gmail.com

3 Khoa Môi trường và TNTN, Trường Đại học Cần Thơ; vtplinh@ctu.edu.vn; quocthanh@ctu.edu.vn

4 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ; nhtrung@ctu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: quocthanh@ctu.edu.vn; Tel.: +84–45152202

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá khả năngcung cấp của nguồn nước tự nhiên so với nhu cầu sử dụng nước của người dân trong canh tác hành tím và tôm thẻ chân trắng tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc và tính toán nhanh được sử dụng trongnghiên cứu. Kết quả cho thấy ở mô hình canh tác hành tím, nước dưới đất lànguồn nước chính được sử dụng với nhu cầu ở mức cao (42,4 triệu m3/năm– 44,2 triệu m3/năm, giai đoạn 2019–2020). Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt chỉ mang tính chất cục bộ do nhu cầu nước vượt mức khai thác an toàn nhưngvẫn nằm trong mức khai thác tiềm năng của nguồn nước dưới đất tại địa phương. Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, nguồn nước mặt là nguồn chính được sử dụng kết hợp với nước dưới đất là nguồn bổ trợ. Hiện tại, nguồn nước mặt vẫn đáp ứngđủ và đạt nhu cầu của người dân. Mặc dù độ mặn có tăng cao ở một số thời điểm (2020) nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể đến nhu sử dụng nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dưới tình trạng nắng nóng kéo dài có thể làm gia tăngnhu cầu sử dụng nước dưới đất (do nước mặt bị nhiễm mặn với độ mặn cao), từ đó thể góp phần gây suy giảm nguồn nước dưới đất trong tương lai.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Tuyền, L.T.B.; Trân, N.Q.; Linh, V.T.P.; Trung, N.H.; Thành, V.Q. Đánh giá khả năng cung cấp của nguồn nước tự nhiên cho mô hình canh tác hành tím và nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 734, 1-12.

Tài liệu tham khảo

1. Neilsen, D.; Smith, C.; Frank, G.; Koch, W.; Alila, Y.; Merritt, W.; Taylor, W.; Barton, M.; Hall, J.; Cohen, S. Potential impacts of climate change on water availability for crops in the Okanagan Basin, British Columbia. Can. J. Soil Sci. 2006, 86, 921–936.

2. Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Nghiên Cứu Phát Triển Và Quản Lý Tài Nguyên Nước Trên Toàn Quốc. Tập 2- Quy hoạch tổng thể về phát triển tài nguyên nước trên toàn quốc và Quản lý 14 lưu vự sông chính. 2003.

3. Hải, T.X.; Hà, B.N.L.; Tài, P.A.; Tuấn, Đ.N.; Nghị, V.V.; Lâm, Đ.L. Thiếu hụt nguồn nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long: hiện trạng và dự báo đến năm 2030 và 2050 dưới tác động của biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2019, 706, 1–9.

4. Seal, L.; Baten, M. Salinity Intrusion in Interior Coast: A New Challenge to Agriculture in South Central part of Bangladesh. Unnayan Onneshan-The Innov. 2012, 1–47.

5. Bé, N.V.; Hằng, T.T.L.; Triển, T.V.; Trí, V.P.D. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2017, 50a, 94–100.

6. Khatun, A.; Mollah, M.; Rashid, M.; IsLam, M.; Khan, A. Seasonal effect of seedling age on the yeild of rice. Pakistan J. Biol. Sci. 2002, 5, 40–42.

7. Res, C.; Torriani, D.; Calanca, P.; Schmid, S.; Beniston, M.; Fuhrer, J. Potential effects of changes in mean climate and climate variability on the yield of winter and spring crops in Switzerland. Clim. Res. 2007, 34, 59–69.

8. Tuan. L.A.; Wyseure, G. Water Environmental Governance in the Mekong Delta, Vietnam. The 2nd International Symposium on Water Environment Partnership in Asia (WEPA). 3-4 December, 2007, Beppu, Oita, Japan, 2007, 146–151.

9. Hằng, T.T.L.; Trang, N.L.; Trí, V.P.D.; An, N.T. Ảnh hưởng của sự suy giảm nguồn nước dưới đất đến sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 201854(6), 12–19.

10. Ngân, N.N.; Hằng, T.T.L.; Trí, N.M.; Trí, V.P.D. Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Môi trường và Biến đổi khí hậu 2017, 2, 18–28.

11. Dẹn, N.H. Đánh giá hiện trạng sử dụng nước dưới đất cho một số mô hình sản xuất nông nghiệp chính tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học ngành Khoa học Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 2018.

12. Hoàng, H.M.; Tuấn, L.A.; Dũ, L.V.; Phượng, T.N.; Anh, D.T. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2016, 47a, 1-12.

13. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Báo cáo Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho lúa, cây trồng chủ lực và kế hoạch hành động, 2016, 1–24.

14. Duẩn, T.C. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chọn lựa mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú công nghiệp tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Phát triển nông thôn. Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 2011.

15. Duy, T.T. Xây dựng bản đồ vị trí khai thác và đánh giá chất lượng tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 2014.

16. Duyên, P.L.M.; Trí, V.P.D.; Trung, N.H. Đánh giá sự thay đổi các hệ thống sử dụng đất đai dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2012, 24a, 253–263.

17. Phong, L.T.; Phúc, L.V. Giáo trình trồng trọt đại cương. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2019, tr. 181.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, 2010.

19. Nho, N.T.; Thường, T.K.; Diệp, L.M.; Nề, V.T.; Liên, N.T.; Hậu, N.T.M. Hỏi đáp về nuôi tôm sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.36.