Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; haig2007@gmail.com; tranthithuyvan@ig.vast.vn; phhoanghai@yahoo.com; duongthihongyen@gmail.com; nthunhung@gmail.com; hoanhbaok2@yahoo.com; nguyenhong.ig@gmail.com

2 Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; dothuc.vn@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vatai@ig.vast.vn; Tel.: +84–983353711

Tóm tắt

Các kết quả điều tra thực địa và nghiên cứu về đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước khu vực ven biển Đông Bắc Việt Nam đã được phân tích, đánh giá với 4 sinh cảnh chính: rừng ngập mặn, vùng cửa song, thảm cỏ biển và trảng cỏ ngập nước. Diễn thế sinh thái của các quần xã thực vật ngập mặn đã được xác định bắt đầu từ các quần xã tiên phong Mắm trắng, Sú cong phân bố thành các quần thể đơn loài ở ngoài cùng trên nền bùn lỏng, vào sâu hơn có Trang, Vẹt dù mọc xen nhau, vùng trung tâm có Đước vòi, ở những triền đất cao hơn Bần chua. Hệ sinh thái có mức độ đa dạng nhất là Rừng ngập mặn 1379 loài, cửa sông 1024 loài, thảm cỏ biển 976 loài, trảng cỏ ngập nước chỉ có 433 loài. Các loài quý hiếm được xác định với 26 loài theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và 17 loài theo IUCN (2020). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hệ sinh thái vùng ven biển Đông Bắc vẫn đang trong quá trình diễn thế và chưa đạt trạng thái đỉnh cực, vì vậy, cần phải có các kế hoạch cụ thể để bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thủy sản ở từng sinh cảnh nói riêng và toàn khu vực ven biển Đông Bắc nói chung.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hà, N.M.; Tài, V.A.; Vân, T.T.T.; Hải, P.H.; Yến, D.T.H.; Nhung, N.T.; Bắc, H.; Hồng, N.V.; Thực, Đ.N. Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Đông Bắc Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 734, 13-27. 

Tài liệu tham khảo

1. Umali R.M. UNDP/UNESCO. Mangrove of Asia and the Pacific: Status and mangement. 1987, pp.538.
2. Thanh, Đ.N. Sinh vật và Sinh thái biển. Chuyên khảo Biển Đông. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2009, 4, tr. 454.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng hợp Thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Hà Nội, 2017.
4. Thạnh, T.Đ. Thiên nhiên và Môi trường vùng bờ Hải Phòng. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2015, tr. 310.
5. Huyền, N.T.M.; Hà, T.M.; Trang, C.T.; Nhơn, Đ.H.; Thư, P.T. Các giá trị sử dụng được mang lại từ hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Lãng, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2011, T11(1), 57–72.
6. Thảo, N.V.; Bào, Đ.V.; Lân, T.Đ. Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 2013, 13(4), 349–435.
7. Hồng, P.N. Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội, 1991.
8. Aragones, L.V.; Bantayan, N.C.; de Guzman, A.B.; Siringan, F.P.; Uy, W.H.; Maria, Y.Y.S.; Amor, A.K.S.; Ignacio, C.S.; Visco, E.S.; Esguerra, S.S. Coastal and Marine Biodiversity Assessment and Monitoring Manual: How–to Guidelines. Biodiversity Management Bureau and the Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, 2016, pp. 90.
9. Hộ, P.H. Cây cỏ Việt Nam, Tập 1–3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999–2001.
10. Thìn, N.N. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2004, tr.165.
11. Huỳnh, Đ.H. Động vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên, Hà Nội. 2001–2017.
12. Tiến, Đ.V. Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1985, tr. 329.
13. Craik, R.C.; Minh, L.Q. Birds of Vietnam. Lynx and Birdlife International Field Guides. Lynx Editions, Barcelona. 2018, pp. 400.
14. Hùng, L.M. Giới thiệu một số loài Chim Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 2012, tr. 585.
15. Sáng, N.V.; Cúc, H.T.; Trường, N.Q. Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2005, tr. 180.
16. Chung, B.Đ. Nguồn lợi cá biển Việt Nam. Chuyên khảo biển Việt Nam. Tập 4. 1994.
17. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sách Đỏ Việt Nam. Phần I - Động vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2007, tr. 603.
18. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2007, tr. 691.
19. Tiến, N.V. Nguồn lợi thảm cỏ biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2013, tr. 436.
20. Dữ liệu về các loài cá: https://www.fishbase.de/ accessed date: 1/10/2021
21. Dữ liệu về động vật biển: https://www.marinespecies.org/ accessed date: 1/10/2021
22. Dữ liệu về tảo: https://www.algaebase.org/ accessed date: 1/10/2021
23. Danh mục thực vật bậc cao: http://www.theplantlist.org/ accessed date: 1/10/2021
24. The IUCN Red List of Threatened Species: https://www.iucnredlist.org/ accessed date: 1/10/2021.