Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung mô tả sự biến động ngày đêm của lượng mưa theo các mùa trong năm, nhằm xác định rõ hơn quy luật mưa trên khu vực Tây Nguyên. Khu vực nghiên cứu được phân thành các vùng điều kiện địa lý khác nhau, số liệu được sử dụng trong là các chuỗi số liệu mưa giờ từ 1980-2017. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thống kê khí hậu. Kết quả nhận được cho thấy phân bố mưa theo thời gian trong năm có sự khác biệt khá rõ theo các vùng địa lý, khu vực phía Bắc, vùng trung tâm và phía Nam Tây Nguyên lượng mưa lớn nhất trong năm tập trung vào tháng 8, tháng 9; trong khi các tỉnh thuộc phía Đông Tây Nguyên đỉnh mưa năm lại lùi về tháng 10, tháng 11. Diễn biến mưa trong ngày ở khu vực phía Bắc và phía Đông thể hiện mưa tập trung nhiều vào khoảng từ 15 - 19 giờ, cao nhất vào 17 giờ trong ngày; vùng Nam Tây Nguyên mưa sớm hơn so với những vùng khác, cao nhất vào thời điểm 15 giờ trong ngày, từ sau 23 giờ đến 10 giờ sáng là thời điểm có lượng mưa thấp trong ngày trên toàn khu vực Tây Nguyên. Những kết quả này có thể được dùng trong nghiên cứu về sự biến đổi một ngày đêm của lượng mưa ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Văn Huấn (2019), Chu trình mưa ngày đêm và sự biến động của nó trên khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 700, 65-74.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thanh Hằng, Chu Thị Thu Hường, Phan Văn Tân (2009), Xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 3S - 2009, 423 Hà Nội.

2. Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân (2012), Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961-2007. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28, số 3S tr.129 -135.

3. Tanaka, L.M.d.S, Satyamurty, P. and Machado, L.A.T. (2014), Diurnal variation of precipitation in central Amazon Basin. Internationnal Journal of Climatology, Royal Meteorological Sociaety.

4. Chen, G., Sha, W. and ToshikiIwasaki, (2009), Diurnal variation of precipitation over southeastern China. Journal of Geophysical Research 114, D13103,doi:10.1029/2008JD011103.

7. Sane, Bonazzola,M. and Rio, C. (2012), An analysis of the diurnal cycle of precipitation over Daker using local rain-gauge datat and a general curculation model. Quarterly Journal of the Royal meteorological Society.

8. Bhatt, B.C., Kol, T.Y., Yamamoto, M. and Nakamura, K. (2010), The Diurnal Cycle of Convective Activity over South Asia as Diagnosed from METEOSAT T-5 and TRMM Data, Terr. Atmos. Ocean.Sci.,21, 5, 841-854, doi: 10.3319/TAO. 2010.02.04.01.

9. Rocha, R.P., Morales, C.A., Cuadra, S.V. and Ambrizzi, T. (2009), Precipitation diurnal cycle and summer climatology assessment over South America: An evaluation of Regional Climate Model version 3 simulations, Journal of Geophysical Research, 114, D10108,doi:10.1029.

10. Shrestha, D. and Deshar, R. (2014), Spatial Variation in the Diurnal Pattern of Precipitation over Nepal Himalayas, Nepal Journal of Science and Technology 15, 2, 57-64.

11. Arakawa, O. and Kitoh, A. (2005), Rainfall Diurnal Variation over the Indonesian maritime Continent Simulated by 20km-mesh GCM, SOLA, 1, 109 -112,doi:10.2151/sola.