Tác giả
Đơn vị công tác
1Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Tóm tắt
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đòi hỏi cần có nguồn nhân lực đạt chất lượng để giải quyết vấn đề này ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, nghiên cứu viên được đào tạo chuyên ngành môi trường chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số và đa số chưa triển khai thực tiễn. Đối tượng đào tạo chủ yếu tiếp cận lý thuyết, ít thực hành và tỷ lệ làm đúng chuyên ngành không cao; doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất đánh giá không cao về chất lượng đào tạo, nhiều người không thể triển khai công việc. Giải pháp: tập trung quy hoạch các trường, cơ sở đào tạo một cách hệ thống; kết hợp, phối hợp giữa cơ sở sản xuất, doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo; lý thuyết và thực tiễn; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và nghiên cứu viên; cải tiến cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm mà lấy nội dung đào tạo làm trung tâm; phát huy chủ động, sáng tạo; có chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Thị Tố Oanh (2019), Giải pháp trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, EME2, 58-65.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Đề xuất các giải pháp đột phá tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2016-2020, Hưng Nam, http://www.monre.gov.vn.
2. Lê Huy Bá (2016), Quản lý môi trường - Phần chuyên đề, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Vân Hà (2007), Quản lý chất lượng môi trường, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lưu Đức Hải (2013), Cẩm nang Quản lý môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Hằng (2015), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, Tạp chí Môi trường, http://tapchimoitruong.vn.
7. Nguyễn Thị Nga (2016), Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn.
8. Văn Hữu Tập (2016), Mục tiêu cơ bản của quản lý môi trường, http://moitruongviet.edu.vn.
9. Văn Hữu Tập (2015), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, http://moitruongviet.edu.vn.
10. Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Thu Hằng (2008), Con người và môi trường, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.