Tác giả

Đơn vị công tác

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; ctthuong@hunre.edu.vn; dohunre.160300@gmail.com

*Tác giả liên hệ: ctthuong@hunre.edu.vn; Tel.: +84–981244579

Tóm tắt

Sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) hoạt động trên khu vực biển đông (BĐ) được phân tích trong thời kỳ 1991–2020. Kết quả cho thấy rằng, XTNĐ hình thành trên khu vực TBTBD thường tồn tại lâu hơn, có cường độ mạnh và biến đổi nhiều hơn đối với những XTNĐ hình thành trên khu vực BĐ. Các XTNĐ hình thành và phát triển trên hai vùng biển này đều trải qua 4 giai đoạn: Hình thành, phát triển, chín muồi và tan rã. Giai đoạn hình thành thường kéo dài khoảng 30 đến 36 giờ, bắt đầu từ khi XTNĐ hình thành là một nhiễu động đến ATNĐ với cường độ tăng dần. Cường độ của chúng tăng nhanh (Vmax lớn hơn 20 m/s) trong giai đoạn phát triển (khoảng 36 đến 54 giờ). Trong giai đoạn chín muồi (kéo dài khoảng 48 đến 72 giờ), cường độ XTNĐ biến đổi không nhiều song thường mạnh hơn (Vmax thường lớn hơn 40 m/s) giai đoạn phát triển. Giai đoạn tan rã thường kéo dài từ 1,5 đến 2 ngày (XTNĐ hoạt động từ 3 đến 9 ngày) và từ khoảng 3 đến 4 ngày (XTNĐ hoạt động từ 9 ngày trở lên). Trong giai đoạn này, cường độ của chúng giảm dần và trở thành ATNĐ, thậm chí là vùng áp thấp. 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hường, C.T.T.; Dợ, T.T. Nghiên cứu sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong các giai đoạn phát triển. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022,739, 25-33.

Tài liệu tham khảo

1. Bosart, L.F.; Bracken, W.E.; Molinari, J.; Velden, C.S.; Black, P.G. Environmental influences on the rapid intensification of Hurricane Opal (1995) over the Gulf of Mexico. Mon. Wea. Rev. 2000, 128, 322–352.

2. Shay, L.K.; Goni, G.J.; Black, P.G. Role of a warm ocean feature on Hurricane Opal. Mon. Wea. Rev. 2000, 128, 1366–1383.

3. Sun, Y.; Zhong, Z.; Yi, L.; Ha, Y.; Sun, Y. The opposite effects of inner and outer sea surface temperature on tropical cyclone intensity. J. Geo. Res. Atmos. 2014, 119, 2193–2208.

4. Rai, D.; Pattnaik, S.; Rajesh, P.V. Sensitivity of tropical cyclone characteristics to the radial distribution of sea surface temperature. J. Earth Syst. Sci. 2016, 125, 691–708.

5. Zhan, R.; Y, Wang.; X. Lei. Contribute of Enso and East Indian Ocean SSTA to the Interannual Variability of Northwest Pacific Tropical Cyclone Frequency. J. Clim. 2011, 24, 509–521.

6. Jingliang,  H.; Chen, W.;  Maoqiu, J.; Ronghui, H. Impact of the cross–tropopause wind shear on tropical cyclone genesis over the Western North Pacific in May. Clim. Dyn. 2019, 52, 3845–3855.

7. Lei, W.; Ronghui, H.; Renguang, W. Tropical Cyclogenesis Associated with Four Types of Winter Monsoon Circulation over the South China Sea. Atmos. Sci. Lett. Atmos. Sci. Let. 2016, 17, 326–333.

8. Bình, T.D. Nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian trường các yếu tố khí tượng của bão và các quy mô trước bão bằng máy bay – phòng thí nghiệm khí tượng. Tổng kết khoa học, Đề tài hợp tác Việt Xô, số 3, giai đoạn 1986–1990, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 1991.

9. Duy, Đ.B.; Thành, N.Đ.; Tuyết, N.T.; Hà, P.T.; Tân, P.V. Đặc điểm hoạt động của Xoáy thuận Nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, BĐ và vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1978–2015. Tạp chí Khoa học ĐGQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường 2016, 32(2),1–11.

10. Thắng, N.V. Biến đổi của tần số xoáy thuận nhiệt đới trên BĐ và ảnh hưởng đến Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2011, 604, 5–8.

11. Hậu, N.Đ.; Tùng, N.T. Khả năng mưa lớn khi bão đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền trung. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2009, 582, 1–11.

12. Nga, Đ.T.H.; Việt, N.M.; Cường, H.Đ. Xu thế diễn biến của tần số xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và BĐ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2011, 602, 31–37.

13. Hiệp, N.V.; Tuyết, L.T. Đặc điểm hoạt động của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và BĐ qua số liệu IBTrACS, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng, thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu (lần thứ 18). Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 2015, 9–14.

14. Ngữ, N.Đ. Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Hội thảo chuyên đề về Đa dạng Sinh học, 2007.

15. Liễn, T.V. Ảnh hưởng của hiện tượng ENSO đến hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương và BĐ. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học lần thứ 9, Viện Khí tượng Thủy văn, 2005.

16. Phong, N.B.; Chinh, Đ.K. Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO đến hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực BĐ trong giai đoạn 2000–2015. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2017, 680, 42–50.