Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và Môi trường

Tóm tắt

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng, dẫn đến nhiều công trình thủy điện được chú trọng đầu tư xây dựng. Song song với các đập thủy điện được xây dựng, vấn đề bồi lắng, xói lở hạ lưu đập cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu và tìm các giải pháp khắc phục. Dự án thuỷ điện Sơn La là dự án thuỷ điện lớn nhất Việt Nam nằm trên sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng. Công trình được thiết kế xây dựng trên tuyến Pa Vinh nằm cách thị xã Sơn La 40 km có nhiệm vụ chính là phát điện và cắt lũ cho hồ Hoà Bình và vùng hạ du. Nguồn lợi do công trình thuỷ điện Sơn La mang lại cho đất nước là rất lớn, nên khi công trình hình thành và đi vào hoạt động nó đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa để công trình có thể đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối đa. Bài báo nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Kiên Dũng,  Đinh Xuân Trường (2014), Một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 638, 38-42.

Tài liệu tham khảo

1. Cao Đăng Dư và nnk (1992), Xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ Hòa Bình, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.
2. Vi Văn Vị , Phạm Văn Sơn, Trần Bích Nga và nnk (1985), Xói mòn lưu vực sông Đà và khả năng bồi lấp hồ Hòa Bình. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.
3. Annandale G.W. (1987), Reservoir Sedimentation, Elsevier Science Publishers B.V/Science and Technology Division, Amsterdam, Netherlands.
4. Goldman S.J., Jackson K. and Bursztynsky A.T. (1986), Erosion and Sediment Control Handbook, McGraw- Hill, New York.
5. Julient P.Y. (1995), Erosion and Sedimentation
, Cambridge University Press, Cambridge, U.K.