Tác giả

Đơn vị công tác

1Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

3Tổng Cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Hệ thống tri thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu đã được tích lũy qua hàng nghìn năm trong quá trình lao động sản xuất. Những tri thức này, chứa đựng nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật thực hành và ứng xử với môi trường tự nhiên, đã giúp người dân giảm nhẹ tác động của thiên tai và khí hậu cực đoan trong trồng trọt, chăn nuôi và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá tri thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu trong ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phương pháp Delphi được áp dụng trong điều tra xã hội học ở cộng đồng người Dao tại xã Hồ Thầu, người H’Mông ở xã Tà Lèng, người Hà Nhì ở xã Thu Lũm huyện Mường Tè đại diện vùng sinh thái đai cao từ 500m đến trên 1500m; cộng đồng người Lào ở Nà Tăm huyện Tam Đường, người Thái ở Tân Uyên đại diện cho vùng sinh thái đai thấp từ 500m trở xuống. Những tri thức quý giá của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lai Châu được phân tích và đúc kết trong nghiên cứu này bao gồm: về nhà ở; phương thức sử dụng giống cây địa phương trong sản xuất lương thực, thực phẩm; kỹ thuật canh tác xen canh, luân canh cây trồng trên nương, trên ruộng một vụ lúa; phương thức chuyển đổi cây trồng trên nương; các kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc và quản lý nguồn nước, tài nguyên rừng bằng luật tục, tín ngưỡng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Vũ Văn Cương, Trần Thục, Đinh Thái Hưng (2019), Điều tra và đúc kết tri thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu trong ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 697, 13-19.

Tài liệu tham khảo

1. Ban phòng chống và tìm kiếm cứu nạn thiên tai của tỉnh Lai Châu, Báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh, các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.

2. Hoàng Xuân Tý và nnk (1998), Kiến thức bản địa của người vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên; Các khái niệm và vai trò của tri thức bản địa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Lê Đình Cúc (2007), Lai Châu và các dân tộc ở Lai Châu, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.

4. Lê Trọng Cúc (2016), Sinh Thái Nhân văn và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Ủy Ban nhân tỉnh Lai Châu (2011), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến năm 2020.

6. Gregory J. Skulmoski, Francis T. Hartman and Jennifer Krahn (2007), The Delphi Method for Graduate Research Journal of Information Technology Education, Volume 6, 2007.

7. IPCC (2007), Climate Change: Impacts, Adaptation and Vulnerability.

8. UNESCO(2010), Indigenous knowledge and sustainability, http://www.unesco.org/ education/tlsf/mods/theme_c/mod11.html.