Tác giả

Đơn vị công tác

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; ctthuong@hunre.edu.vn; tdlinh@hunre.edu.vn; nbphong@hunre.edu.vn; doanhuyen2209@gmai.com; dohunre.160300@gmail.com

*Tác giả liên hệ: ctthuong@hunre.edu.vn; Tel.: +84–981244579

Tóm tắt

Những đặc điểm về tần suất, cường độ, quỹ đạo bão hoạt động trên biển Đông khi chịu tác động của các hệ thống gió mùa đã được xác định dựa trên bộ số liệu bão trong thời kỳ 1981–2020 được cung cấp bởi Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA). Qua đó thấy rằng, bão trên Biển Đông thường hoạt động kết hợp với gió mùa mùa hè (GMMH) trong các tháng tháng chính hè (chiếm 45,3%); hay kết hợp với KKL trong các tháng mùa đông (chiếm 30,3%); còn trong các tháng đầu và cuối đông thì kết hợp đồng thời với cả hai hệ thống GMMH và KKL (chiếm 24,4%). Các cơn bão chỉ chịu tác động của riêng KKL hoặc GMMH thường có cường độ yếu hơn (cấp 8, cấp 9). Song khi bão chịu tác động đồng thời của cả KKL và GMMH thì cường độ bão tăng lên với nhiều cơn bão đạt cấp siêu bão. Bão thường di chuyển theo hướng tây bắc (khi chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa, nhất là GMMH) và di chuyển theo hướng tây và tây nam (khi bão hoạt động kết hợp với KKL hoặc đồng thời cả KKL và GMMH). Sau một thời gian hoạt động trên biển Đông, bão thường đổi hướng di chuyển xuống phía nam (khi chịu ảnh hưởng của KKL), nhưng lại đổi hướng đi lên phía bắc (khi chịu ảnh hưởng của GMMH hoặc kết hợp cả KKL và GMMH).

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hường, C.T.T.; Linh, T.Đ.; Phong, N.B.; Huyền, Đ.T.T.T.; Dợ, T.T. Đặc điểm hoạt động của bão trên biển đông khi có ảnh hưởng của gió mùa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022743, 61-70. 

Tài liệu tham khảo

1. Ngữ N.Đ. Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, Mã số: KC–08–01, 2010.

2. Bình, T.D. Nghiên cứu thực nghiệm cấu trúc MEZO của bão và các quy luật trong sự phát triển của chúng, Đề tài hợp tác Việt Xô, số 3, giai đoạn 1991–1993, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 1993.

3. Hường, C.T.T.; Dợ, T.T. Nghiên cứu sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong các giai đoạn phát triển. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 739, 10–19.

4. Weatherford, C.L.; Gray, W.M. Typhoon structure as revealed by aircraft reconnaissance. Part II: Structural variability. Mon. Wea. Rev. 1988, 116, 1044–1056.

5. Nga, Đ.T.H.; Việt, N.M.; Cường, H.Đ. Xu thế diễn biến của tần số xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2011, 602, 31–37.

6. Hiệp, N.V.; Tuyết, L.T. Đặc điểm hoạt động của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông qua số liệu IBTrACS. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng, thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu (lần thứ 18), Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2015, tr. 9–14.

7. Đức, T.Q.; Hà, P.T.; Duy, Đ.B.; Nam, P.Q. Thay đổi hoạt động của bão Biển Đông. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 715, 27–36.

8. Khiêm, M.V. và cs. Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và biến đổi khí hậu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, BĐKH.17, 2016.

9. Thắng, N.V. Biến đổi của tần số XTNĐ trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 2011, 604, 5–8.

10. Hường, C.T.T. Nghiên cứu sự dịch chuyển của các hệ thống gió mùa và ảnh hưởng của nó đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018.

11. Linh, Đ.T.; Hường, C.T.T. Phương pháp xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa đông ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 693, 12–22.

12. Hường, C.T.T.; Bình, H.T. Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO đến tần suất và cường độ không khí lạnh. Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường 2020, 34, 138–147.

13. Minh, T.C. Dấu hiệu Synop dùng trong dự báo hạn 2, 3 ngày đối với các đợt xâm nhập lạnh vào Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, KHTN&CN. TXXI, 2005, 3PT.

14. Yi, Z.; Sperber, K.R.; Boyle, J.S. Climatology and Interannual Variation of the East Asian Winter Monsoon: Results from the 1979–95 NCEP/NCAR Reanalysis. Mon. Wea. Rev. 1997, 125, 2605.

15. Wang, B.; Lin, H.; Zhang, Y.; Lu, M.M. Definition of South China Sea monsoon onset and Cemmencement of the East Asia summer monsoon, J. Clim. 2004, 17, 699–710.

16. Đức, T.Q. Xu thế biến động của một số đặc trưng gió mùa mùa hè khu vực Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2011, 27(3S), 14–20.

17. Mậu, N.Đ. Nghiên cứu đánh giá và dự tính biến động của các đặc trưng gió mùa mùa hè ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Khoa học Trái đất, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2018.

18. Hương, N.T.T. Biến đổi một số đặc trưng gió mùa mùa hè ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Khí tượng và Khí hậu học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2018.

19. Ngữ, N.Đ và cs. Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2022.

20. Dzung, N.L.; Matsumotoa, J.; Thanh, N.D. Climatological onset date of summer monsoon in Vietnam. Int. J. Climatol. 2013, 34(11), 3237–3250. Doi: 10.1002/joc.3908.

21. Kajikawa, Y.; Wang, B. Interdecadal change of the South China Sea summer monsoon onset. J. Clim. 2021, 27, 3207–3218. Doi: 10.1175/JCLI-D-11-00207.1.