Tác giả

Đơn vị công tác

Viện Nghiên cứu biển và hải đảo; anhnh.wru@gmail.com; ahoang1983@gmail.com; maikiendinh79@yahoo.com

*Tác giả liên hệ: maikiendinh79@yahoo.com; Tel.: +84–394931579  

Tóm tắt

Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính góp phần đánh giá đa dạng loài, phân bố, tần suất xuất hiện (TSXH) và chỉ số sinh học của quần xã động vật đáy (ĐVĐ) trong vịnh Đà Nẵng mùa hè năm 2022. Tại vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 55 loài, thuộc 45 chi, 38 họ, 17 bộ, 4 lớp, 3 ngành động vật đáy, trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) có 41 loài chiếm tỷ lệ 74,55%, ngành Chân khớp (Arthropoda) có 12 loài chiếm tỷ lệ 21,82% và ngành Giun đốt (Annelida) có 02 loài chiếm tỷ lệ 3,64%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 15 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu ĐVĐ 154 có 28 loài, tiếp đến là trạm ĐVĐ 250 có 27 loài; thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVĐ 12 có 4 loài, tiếp theo là các trạm ĐVĐ 15, ĐVĐ 39, ĐVĐ 44 có 5 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 12–19 loài. Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Donax striatus có TSXH cao nhất trong các loài ĐVĐ là 166/250, tiếp đến là loài Nassarius stolatus có TSXH là 155/250, loài Cerithium ruppelli có TSXH là 144/250 và thấp nhất là loài Diogenes lophochir có TSXH là 7/250, tiếp đến là Clithon oualaniense có TSXH là 13/250. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này mức độ đa dạng sinh học khá cao (H’ = 2,37).

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Anh, N.H.; Anh, N.H.; Định, M.K. Một số đặc điểm thành phần loài động vật đáy vịnh Đà Nẵng mùa hè năm 2022. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 745, 11-20. 

Tài liệu tham khảo

1. Quân, N.V. Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động đa dạng sinh học các hệ sinh thái ven biển Việt Nam, 2018, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, nhiệm vụ I.8.

2. Chung, N.V. Giống ghẹ Charybdis (Crustacea: Portunidae) ở Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, 2001, Tập XII, tr. 167–178.

3. Chung, N.V. Họ Cua bơi – Portunidae (Crustacea) ở biển Việt Nam. Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống. Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ hai, 2003, tr. 45–46.

4. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 1996, tr. 22–161.

5. Vi, N.T.T.; Minh, V.V.; Khánh, N.V. Tổng quan về đa dạng sinh học ở thảnh phố Đà Nẵng và một số định hướng bảo tồn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2010, 5(40), 72–81.

6. https://danang.gov.vn.

7. https://vi.wikipedia.org.

8. Báo cáo 387/BC–UBND Thành phố Đà nẵng ngày 09 tháng 12 năm 2022 về tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

9. Báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng 2016–2020.

10. An, Đ.T.; Chiểu, H.Đ. Tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven biển ở 19 đảo, 2010.

11. Vân, T.T.L.; Hải, Đ.N.; Lượm, P.T.; Anh, N.T.M.; Huệ, T.T.M.; Duyên, H.T.N. Thực vật phù du vùng biển ven bờ Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2018, 43–58.

12. Trình, T.S.H.; Vinh, N.T. Đa dạng sinh học động vật phù du vùng biển ven bờ bán đảo Sơn trà, Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 2018, 59–71.

13. Tứ, N.Đ.; Thanh, N.V. Đa dạng sinh học quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (meiofauna) tại vịnh Đà nẵng và bán đảo Sơn trà. 2012.

14. Đàn, T.V.; Điều, V.; Hoài, H.T.T.; Giang, N.T.H. Nghiên cứu khu hệ động vật đáy khu vực Hải Vân – Sơn Chà phục vụ công tác xây dựng khu bảo tồn biển Sơn Chà – Hải Vân, 2012.

15. Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trường đại học sư phạm Hà Nội, Kết quả phân tích mẫu động vật phù du, 2022.

16. Dai, A.Y.; Yang, S.L. Crabs of the China seas. China Ocean Press Beijing 1991, 118–558.

17. Jocelyn, C. Fiddler crabs of the World. 1975, 15–327.

18. Kent, E.; Carpenter.; Volker, H. Niem. The living marine resources of the Western Central Pacific. FAO. Rome. 1998, 1, 124–646.

19. Han, R.; Jaap, J.V. Notes on molluscs from NW Borneo and Singapore. A synopsis of the Ellobiidae (Gastropoda, Pulmonata). Vita Malacologica 2006, 4, 29–62.

20. Blakemore, R.J. Origin and means of disperal of cosmopolitan Pontodrilus litralis (Oligochaeta: Megascolecidae). Euro. J. Soil. Biol. 2007, 43, S3–S.

21. Cutler, B.E.; The Sipuncula. Their Systematics, Biology and Evolution. Comstock Publishing Associates a divition of Cornell University Press, 1994, 3–350.

22. Shannon, C.E.; Weiner, W. The Mathe matical Theory of Communication University of Illinois Press. Urbana, USA, 1949.

23. Bình, N.T.; Khắc, H.N.; Ngân, Đ.K.; Hằng, N.T.T. Thành phần loài động vật đáy cỡ lớn ở khu vực nhận chìm vịnh Quy Nhơn. Tạp chí khoa học đại học Tân Trào 2021, 131–141.

24. Trung, H.Đ. Thành phần loài, đắc điểm phân bố động vật đáy có giá trị kinh tế ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam – Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4.

25. Hồng, P.T.K.; Tuyến, H.T.; Khang, N.A.; Học, Đ.T. Động vật đáy vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu biển 2014, 20, 89–103.