Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trung Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ; quyet.le74@gmail.com; lexuanhienkttv@gmail.com; trinhxuanhung77@gmail.com
2 Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; phamvantienbn@gmail.com
3 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; ngocpkchibo@gmail.com; manhhamhc@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com
*Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, hiện tượng và nguyên nhân triều cường cao kèm theo sóng lớn gây sạt lở để biển Tây Cà Mau trong ngày 2–3 tháng 8 năm 2019 được phân tích dựa theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng hải văn Phú Quốc và Thổ Chu, trạm thuỷ văn Sông Đốc và số liệu tái phân tích gió, sóng từ ECMWF và mực nước từ HYCOM. Trong đó, Thổ Chu và Phú Quốc là 2 trạm khí tượng hải văn thuộc đảo trên khu vực biển Tây Nam Bộ, trạm thuỷ văn Sông Đốc cách cửa biển khoảng 1,5 km, có thể ghi nhận được nước dâng từ cửa biển truyền vào. Kết quả cho thấy, số liệu quan trắc mực nước tại trạm thuỷ văn Sông Đốc đã ghi nhận nước dâng cao bất thường vào buổi chiều tối ngày 02–03 tháng 8 năm 2019, nguyên nhân do nước dâng từ cửa biển truyền vào. Tại ven biển Tây Cà Mau xuất hiện đồng thời thuỷ triều cao kèm theo nước dâng do gió và sóng lớn, trong đó sóng lừng có đóng góp rất đáng kể trong mực nước dâng tổng hợp. Nguyên nhân gây nước dâng kèm theo sóng lớn tại khu vực là do gió mùa Tây Nam mạnh, duy trì dài ngày trên khu vực, đáng chú ý nhất là vùng gió mạnh trên khu vực Tây Bắc và Nam Mũi Cà Mau đã gây những đợt sóng lừng cao. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa trong giám sát, dự báo và cảnh báo hiện tượng triều cường cao bất thường, sóng lớn tại khu vực.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Quyết, L.Đ.; Hiền, L.X.; Hưng, T.X.;Tiến, P.V.; Ngọc, P.K.; Hà, B.M.; Thuỷ, N.B. Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây triều cường cao kèm theo sóng lớn tại ven biển Tây Cà Mau. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 748, 1-13.
Tài liệu tham khảo
1. Akamatsu H. On seiches in Nagasaki Bay. Pap. Meteor. Geophys. 1982, 33(2), 95–115.
2. Briggs, M.J.; Lillycrop, L.S.; Harkins, G.S.; Thompson, E.F.; Green, D.R. Physical and Numerical Model Studies of Barbers Point Harbor, Oahu, Hawaii. Technical Report CERC-94-14, U.S. Army Engineer Waterways Experiment Station, Vicksburg, MS, 1994.
3. Carr, J.H.; Stelzriede, M.E. Diffraction of Water Waves by Breakwaters, Gravity Waves. Circular 521. National Bureau of Standards, Washington, DC, 1952, pp. 109-125.
4. Derun, A.B.’ Kakinuma, T.; Isobe, M. A nonlinear numerical model of harbor oscillations. Proc. Coastal Eng. JSCE 2003, 50, 231–235. (In Japanese)
5. De Jong, M.P.C.; Battjes, J.A. Low-frequency sea waves generated by atmospheric convection cells. J. Geophys. Res. 2004, 109, c01011. Doi:10.1029/2003jc001931.
6. De Jong, M.P.C. Seiche characteristics of Rotterdam Harbour. Coastal Eng. 2004, 51, 373–386.
7. Garcies, M.; Gomis, D.; Monserrat, S. Pressure-forced seiches of large amplitude in inlets of the Balearic Islands. Part II: Observational study. J. Geophys. Res. 1996, 101, 6453–6467.
8. Giese, G.S.; Hollander, R.B. The relation between coastal seiches at Palawan Island and tide-generated internal waves in the Sulu Sea. J. Geophys. 1987, 92, 5151–5156.
9. Hibiya, T.; Kajiura, K. Origin of “Abiki” phenomenon (kind of seiches) in Nagasaki Bay. J. Oceanogr. Soc. Japan 1982, 38, 172–182.
10. Rabinovich, A.B. Seiches and Harbor Oscillations – Handbook of Coastal and Ocean Engineering (edited by Y.C.Kim), World Scientific Publ. Singapoure, 2009.
11. Thái, T.H.; Tiến, T.Q.; Thủy, N.B.; Hùng, D.Q. Hiện tượng mực nước biển dâng dị thường tại Tuy Hòa – Phú Yên. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2017, 676, 1–9.
12. Thủy, N.B; Tiến, T.Q. Bước đầu nghiên cứu mối liên hệ giữa mực nước biển dâng dị thường tại Tuy Hòa – Phú Yên với hình thế thời tiết. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 687, 15–22.
13. Thủy, N.B. Mô phỏng hiện tượng nước biển dâng dị thường do nhiễu động khí áp tạiven biển miền Trung. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2018, 18(4), 475–483.
14. Thủy, N.B. Mô phỏng nước dâng dị thường trong đợt triều cường tháng 12 năm 2016 tại Tuy Hòa-Phú Yên bằng mô hình số trị. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2019, 701, 1–8.
15. Thủy, N.B, Cương, N.K. Bước đầu nghiên cứu nước dâng do hiệu ứng bơm Ekman tại ven biển miền Trung. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2019, 702, 13–20.
16. https://apps.ecmwf.int/datasets/.
17. https://www.hycom.org/.
18. Ngọc, P.K.; Thủy, N.B. Một số kết quả ban đầu về ứng dụng số liệu vệ tinh đánh giá độ cao sóng dự báo. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 13–23.
19. Huấn, P.V. Dự tính thủy triều bằng phương pháp phân tích điều hòa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2011.
20. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1032512/cap-thiet-nang-cap-de-bien-tay-o-ca-mau.
21. https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-tinh-huong-khan-cap-doi-voi-sat-lo-de-bien-tay-tinh-ca-mau/806715.vnp
22. https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-tinh-huong-khan-cap-doi-voi-sat-lo-de-bien-tay-tinh-ca-mau/806715.vnp.