Tác giả
Đơn vị công tác
1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; minhpt201@gmail.com
2 Sinh viên Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; halinhvtml@gmail.com
3 Khoa Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; hang.nguyen687@gmail.com
4 Khoa hệ thống thông tin và Viễn thám; tthtuong@hcmunre.edu.vn
*Tác giả liên hệ: minhpt201@gmail.com; Tel: +84–936069249
Tóm tắt
Trong bài báo này tác giả sử dụng số liệu trong 40 năm qua (1981-2020) về nhiệt độ cực trị của 02 trạm khí tượng cơ bản: Nha Trang, Cam Ranh để đánh giá xu thế đổi nhiệt độ cực trị của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy xu thế biến đổi nhiệt độ cực trị có tốc độ tăng giảm khác nhau qua từng thời kì và có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Cam Ranh có tốc độ tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2020, tốc độ tăng xấp xỉ +0,24oC/thập kỷ gấp 20 lần tốc độ tăng của trạm Nha Trang (xấp xỉ +0,12oC/thập kỷ). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng nhưng không có sự chênh lệch nhiều giữa các trạm, đều tăng nhanh với tốc độ tăng xấp xỉ +1,0oC/thập kỉ trong giai đoạn hai thập kỉ gần nhất. Nhiệt độ cực tiểu tăng với tốc độ nhanh hơn so với cực đại làm cho khoảng cách chênh lệch giữa hai giá trị cực trị giảm đi, chính sự tăng lên của nhiệt độ tối thấp góp phần quan trọng trong quá trình ấm lên vì nhiệt độ tối thấp cao đồng nghĩa đêm ấm kéo dài và sẽ làm nhiệt độ cao duy trì trong thời gian dài làm ảnh hưởng tới các hiện tượng cực đoan như nắng nóng. Số ngày nắng nóng trạm Nha Trang chỉ tăng rất ít với 0,7 ngày/thập kỉ, trong khi đó trạm Cam Ranh có tốc độ tăng nhanh hơn rất nhiều với giá trị đạt 12 ngày/thập kỉ.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tài liệu tham khảo
1. Hà, H.T.M.; Tân, P.V. Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961–2007. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2009, 25(3S), 412–422.
2. Dulamsuren, D.; Jong, P.K.; Jong, A.C.; Woo–Seop, L. Long-term trends in daily temperature extremes over Mongolia. Weather Clim. Extremes 2015, 8, 26–33.
3. Toreti, A.; Desiato, F. Temperature trends over Italy from 1961 to 2004. Theor. Appl. Climatol. 2008, 91, 81.
4. Xu, Z.X.; Yang, X.J.; Zuo, D.P.; Chu, Q.; Liu, W.F. Spatiotemporal characteristics of extreme precipitation and temperature: A case study in Yunnan Province, China. Proc. IAHS 2015, 369, 121–127.
5. Sharma, D.; Babel, M.S. Trends in extreme rainfall and temperature indices in the western Thailand. Int. J. Climatol 2014, 34, 2393–2407.
6. Ruml, M.; Enike, G.; Mirjam, V.; Slavica, R.; Gordana, M.; Ana, V.; Vesna, P.; Djurdja, S. Observed changes of temperature extremes in Serbia over the period 1961–2010. Atmos. Res. 2017, 183, 26–41.
7. Lành, N.V. Một số kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên khu vực Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2007, 560, 33–38.
8. Tân, P.V. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.29/06–10. 2010.
9. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2015 được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
10. Ngữ, N.Đ. Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu. 2007.
11. Phùng, N.K.; Phụng, L.T; Phùng, H.L.T.; Hoàng, T.X; Tuấn, L.N. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí tượng Thủy văn tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu 2017, 2, 16–24.
12. Hoàng, T.X.; Tuấn, L.N. Nghiên cứu xu thế biến đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học đại học Sài Gòn 2016, 23 (48), 139–147.
13. Nam, L.H.; Tín, N.V.; Toàn, H.C.; Hoàng, T.T.; Long, P.T. Đánh giá xu thế và xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 717, 32–43.
14. Tuấn, L.N.; Tín, N.V.; Hoàng, T.T.; Long, P.T.; Phùng, N.K. Xây dựng kịch bản biến đổi nhiệt độ trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho khu vực tỉnh Tây Ninh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 710, 58–69.
15. Đài KTTV Khu Vực Nam Trung Bộ. Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, BìnhThuận. 2001. http://kttvntb.gov.vn.
16. Dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015–2025 và định hướng 2035”. Viện quy hoạch Thủy lợi. 2016.
17. Wilks, D.S. Statistical Methods in the Atmospheric Scienes. Ithaca New York. 1997, 59, pp. 255.
18. Tân, P.V. Phương pháp thống kê khí hậu học. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 1999.
19. Tổng cục khí tượng Thủy văn. http://tckttv.gov.vn/.
20. Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Đánh giá khí hậu tỉnh Khánh Hòa”. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa, 2021.
21. Toàn, P.N.; Đắc, P.T. Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1992, 232, 201–206.