Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; khanhrsc@gmail.com
*Tác giả liên hệ: khanhrsc@gmail.com; Tel.: +84–969679559

Tóm tắt

Việc khai thác bauxite ở Việt Nam sẽ tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cần có sự cân nhắc và đánh giá chính xác để đảm bảo việc khai thác bauxite đem lại lợi ích cho nền kinh tế mà không gây tác động đến môi trường. Các năm gần đây, việc khai thác khoáng sản bauxite và sản xuất alumin có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm cho đất, nước, không khí, môi trường sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và dữ liệu viễn thám (như Landsat, Vinaredsat-1 và Palsar) theo dõi sự biến động của một số thành phần môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản bauxite để đảm bảo an toàn cho môi trường và đa dạng sinh học là hết sức cần thiết. Kết quả thu được từ hoạt động giám sát nêu trên sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý môi trường đánh giá được hiện trạng của môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản bauxite, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ và phục hồi môi trường hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Khánh, N.Q. Ứng dụng hệ thống viễn thám, GIS theo dõi sự biến động của một số thành phần môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản bauxite. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 751, 1-18.

Tài liệu tham khảo

1. Đề tài NCKH cấp Nhà nước (mã số 46-A-06-01): “Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên”.

2. Thụy, T.V. Sử dụng kỹ thuật, tư liệu và phương pháp viễn thám để định loại và phân tích cấu trúc thảm thực vật nhiệt đới (lấy ví dụ vườn quốc gia KANHA bang Pradesh India). Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 1994, tr. 398–405.

3. Dương, N.Đ. Nghiên cứu môi trường bằng kỹ thuật Viễn thám và hệ thông tin Địa lý. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn quốc năm 1998. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 1999, tr. 1199–1210.

4. Dự án sản xuất thử nghiệm “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường” (Quyết định phê duyệt số 1657/QĐ - BTNMT ngày 29/10/2003).

5. Cự, P.V. và cs. Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình. Tuyển tập các công trình khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý - Địa chính. Hà Nội, 2006, tr. 399–407.

6. Lâm, N.X. và cs. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ mục đích giám sát một số thành phần tài nguyên, môi trường tại các khu vực xây dựng công trình thủy điện”, 2006.

7. Thạch, N.N.; Trâm, N.B.; Thu, T.H. Áp dụng Viễn thám và GIS nghiên cứu đánh giá biến động môi trường tỉnh Ninh Thuận. Tuyển tập báo cáo khoa học tai Hội nghị khoa học: Ứng dụng Viễn thám trong nhiên và quản lý cứu môi trường ở Việt Nam. Bộ KHCN&MT quản lý, 1999.

8. Khánh, N.Q. Nghiên cứu sự biến động của một số thành phần môi trường trong hoạt động khai thác bôxít. Tạp chí Môi trường số 10/2013, tr. 31–33.

9. Rouse, J.W.; Haas, R.H.; Schell, J.A.; Deering, D.W. Monitoring Vegetation Systems in the Great Plains with ERTS (Earth Resources Technology Satellite). Proceedings of 3rd Earth Resources Technology Satellite Symposium, Greenbelt, 10-14 December 1973, SP-351, 309–317.

10. Kriegler, F.; Malila, W.; Nalepka, R.; Richardson, W. Preprocessing transformations and their effect on multispectral recognition. Proceedings of the 6th International Symposium on Remote Sensing of Environment. Ann Arbor, MI: University of Michigan, 1969, pp. 97–131.

11. Crippen, R.E. Calculating the vegetation index faster. Remote Sens. Environ. 1990, 34, 71–73.

12. Richardson, A.; Everitt, J. Using Spectral Vegetation Indices to Estimate Rangeland Productivity. Geocarto Int. 1992, 1, 63–77.

13. Richardson, A.J.; Wiegand, C. Distinguishing Vegetation from Soil Background Information. Photogramm. Eng. Remote Sens. 1977, 43, 1541–1552.

14. Clevers, J.G. The application of a weighted infrared-red vegetation index for estimating leaf area index by correcting for soil moisture. Remote Sens. Environ. 1988, 24, 53–69.

15. Thông tư số 37/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000 bằng tư liệu ảnh vệ tinh.

16. Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50 000 và 1:100 000.

17. Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10 000; 1:25 000; 1:50 000; 1:100 000; 1:250 000 và 1:1 000 000.

18. Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng CSDL tài nguyên và môi trường.

19. Quyết định số 356/QĐ-TCMT ngày 07 tháng 05 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phê duyệt “Chương trình giám sát lớp phủ mặt đất và mặt nước khu vực dự án khai thác Bauxite ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS”.

20. Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

21. Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.