Tác giả
Đơn vị công tác
1 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển, Quân chủng Hải quân; hthhaithem@gmail.com; tuandvlk53@gmail.com; tongd6@gmail.com; nguyen.tien.thanh.navy@gmail.com
2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn
3 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn
*Tác giả liên hệ: tongd6@gmail.com; Tel.: +84–899148655
Tóm tắt
Bản đồ địa hình và hải đồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo cũng như phát triển kinh tế xã hội. Sự chênh lệch giá trị độ cao trên bản đồ địa hình và hải đồ là một vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Vấn đề đồng bộ hai giá trị này về cùng một mặt chuẩn trên diện rộng là rất khó khăn và vô cùng phức tạp. Để quy chuyển độ cao giữa bản đồ địa hình và hải đồ, các nhà nghiên cứu trước đây thường xác định độ chênh giữa độ cao hải đồ và bản đồ địa hình tại các trạm nghiệm triều rồi tiến hành nội suy tăng dày cho các điểm khác. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quy chuyển độ cao hải đồ và bản đồ địa hình về một mặt chuẩn bằng phương pháp dự báo thủy triều nhiều năm, cụ thể là tại khu vực Vịnh Bắc Bộ ứng dụng mô hình Delft 3D. Kết quả thủy triều đạt độ chính xác cao và thiết lập được bản đồ phân bố A0. Tác giả đã tiến hành quy chuyển độ cao hai mảnh bản đồ trong khu vực nghiên cứu và nhận được kết quả tốt từ việc so sánh các giá trị lồng ghép và đo đạc thực tế với độ lệch không vượt quá 0,5 m. Độ lệch quy chuyển độ cao giữa hải đồ và bản đồ địa hình tại các điểm kiểm tra đạt ở mức 6 cm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hải, N.Đ.; Trọng, N.G.; Tuấn, P.V.; Tòng, B.V.; Thành, N.T. Nghiên cứu phương pháp quy chuyển độ cao giữa hải đồ và bản đồ địa hình đáy biển dựa trên dữ liệu thủy triều tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 752, 51-61.
Tài liệu tham khảo
1. Long, K.V.; Thạch, L.T.; Hiếu, T.V.; Thủy, Đ.X. Xây dựng mô hình mặt biển trung bình và mặt biển thấp nhất khu vực trên vùng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2018, 37, 20–32.
2. Tố, L.Đ. Hải dương học biển Đông. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
3. Phong, D.V.; Long, K.V.; Mong, Đ.V. Nghiên cứu xây dựng mô hình số mặt chuẩn độ sâu cho Biển Đông. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất 2019, 60(1), 79–86.
4. Long, B.T.; Diệp, L.T.M. Mô phỏng sự phụ thuộc xâm nhập mặn và các yếu tố thủy văn bằng MIKE3 – Trường hợp cửa sông Vệ, Quảng Ngãi. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 1–16. doi:10.36335/VNJHM.2021(725).1-16.
5. Hồng, N.V.; Đông, N.P. Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67–79. doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79.
6. Tuệ, N.N.; Hà, N.T.; Phương, N.T.; Tiến, P.V.; Lộc, H.H.; Đại, H.V. Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE để đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến quá trình xâm nhập mặn ở các cửa sông lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ 2018, 124, 106–113.
7. Lam, Đ.H.; Phương, N.H.; Đạt, N.Đ.; Giang, N.T. Xây dựng mô hình MIKE 11 phục vụ công tác dự báo thủy văn và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, 740(1), 38–49. doi:10.36335/VNJHM.2022 (740(1)).38-49.
8. Đại, H.V.; Hiền, N.T.; Hiền, T.D.; Khánh, N.Q. Đánh giá độ nhạy một số tham số trong mô hình mô phỏng xâm nhập mặn hệ thống sông Mã. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2014, 643, 24–28.
9. Hạnh, N.Đ.; Hải, O.T.; Hạ, L.A.; Anh, T.N.; Dư, N.H. Nghiên cứu xây dựng chương trình mô phỏng quá trình xâm nhập mặn hai chiều (2D). Tạp chí Khoa học biến đổi khí hậu 2014, 17, 30–39.
10. Hương, P.T.; Quỳ, N.B.; Long, N.L. Ứng dụng mô hình MIKE 21 FM nghiên cứu ảnh hưởng của sóng và dòng chảy đến cửa sông Đà Rằng tỉnh Phú Yên. Tạp chí Khoa học công nghệ hàng hải 2011, 27, 42–46.
11. Hồng, N.V.; Hoàng, T.T.; Vi, V.T.T.; Linh, H.T.M. Nghiên cứu tính toán dòng chảy khu vực cửa sông Cổ Chiên bằng mô hình MIKE 21 FM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2016, 666, 21–25.
12. Khoa, L.V.; Tiến, P.V. Nghiên cứu dòng RIP ven biển Đà Nẵng bằng mô hình MIKE COUPLE. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 2017, 5(1), 52–55.
13. Hà, N.N.; Trình, N.M.; Minh, H.T.N. Ứng dụng mô hình MIKE NAM, MIKE 11 HD tính toán tài nguyên nước mặt lưu vực sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 731, 54–68. doi:10.36335/VNJHM.2021(731).54-68.
14. Tiến, N.X.; Huấn, H.L.; Toàn, P.T.; Linh, N.V. Xây dựng mô hình mô phỏng lũ và tính toán tối ưu xả lũ cho hệ thống hồ chứa ở vùng sông không ảnh hưởng triều. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2018, 687, 23–31.
15. Tiến, N.X.; Sơn, N.T.; Linh, N.V. Áp dụng mô hình thủy văn, thủy lực mô phỏng ngập lụt hạ du sông Cả. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 710, 1–13. doi: 10.36335/VNJHM.2020(710).1-13.
16. Long, K.V. Nghiên cứu xác định các yêu cầu kỹ thuật đối với dữ liệu trắc địa, hải văn đảm bảo định vị dẫn đường cho tàu ngầm trong vùng biển Việt Nam. Luận án tiến sỹ kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2019.
17. Hòa, H.M. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá các mặt chuẩn mực nước biển (mặt “0” độ sâu, trung bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa, hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế biến đổi khí hậu”, mã số KC.09.19/11–15. 2015.
18. Thạch, L.T.; Định, N.A.; Hồng, N.T.; Hải, T.V. Quy chiếu trị đo sâu địa hình đáy biển dựa trên các mô hình mặt biển. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2020, 43, 18–23.
19. Hồng, N.T.; Trang, N.T.; Thạch, L.T.; Định, N.A.; Hải, T.V.; Mong, Đ.V. Quy chiếu trị đo sâu địa hình đáy biển dựa trên mô hình tính toán thủy triều và các mô hình mặt biển. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2020, 44, 16–24.
20. Hải quân nhân dân Việt Nam. Bảng thủy triều, 2022.
21. IHO. S44-IHO Standards for hydrographic surveys 2008.
22. Lyard, F.; Lefevre, F.; Letellier, T.; Francis, O. Modelling the global ocean tides: modern insights from FES2004. Ocean Dyn. 2006, 56, 394–415. https://doi.org/10.1007/s10236-006-0086-x.
23. Delft Hydraulics. Delft3D-FLOW User Manual, 2009.