Tác giả

Đơn vị công tác

1 Viện nghiên cứu hải sản; nvhuong0509@gmail.com; nhminh10@gmail.com
2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; nvan@hcmunre.edu.vn; tttthao@hcmunre.edu.vn
*Tác giả liên hệ: nvhuong0509@gmail.com; Tel.: +84–982513247

Tóm tắt

Mô hình HSI (Habitat Suitability Index) dự báo vùng phân bố cho mỗi loài sinh vật nào đó dựa trên các “khoảng giá phù hợp” của yếu tố môi trường đối với đời sống của các loài sinh vật đó. Đối với mô hình HSI dự báo ngư trường khai thác cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam ở nghiên cứu này đã sử dụng các yếu tố môi trường bề mặt biển bao gồm nhiệt độ, độ muối, chlorophyll a, tốc độ dòng chảy và độ cao bề mặt biển tính toán chỉ sổ thích ứng sinh thái SI và thiết lập mô hình dự báo năng suất khai thác cá ngừ vằn theo các ô biển có độ phân giải 0,5x0,5 độ kinh vĩ. Kết quả phân tích chỉ số SI cho thấy, cá ngừ vằn phân bố ở vùng có SST dao động từ 21,5 đến 31,0oC, SSS từ 30,5 đến 34,5‰. Trong đó, cá ngừ vằn tập trung cao nhất ở vùng biển có SST trong khoảng từ 28,5 đến 29,5oC, SSS trong khoảng 33,0-33,4‰, Chl-a trong khoảng 0,1-0,2 mg/m3, SSH trong khoảng 0,6-0,9 m và Cur_sp trong khoảng 10-100 cm/s. Kết quả dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá ngừ vằn cho năm 2020 cho thấy, trong vụ cá bắc ngư trường khai thác cá ngừ vằn cao tập trung chủ yếu ở khu vực từ Côn Đảo đến quần đảo Trường Sa và khu vực từ quần đảo Hoàng Sa đến giữa Biển Đông. Trong vụ cá nam, tập trung chủ yếu khu vực vùng biển Miền Trung và một phần xa bờ thuộc vùng biển Đông Nam Bộ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hướng, N.V.; Minh, N.H.; An, N.V.; Thảo, T.T.T. Dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) ở biển Việt Nam bằng mô hình HSI. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2023, 755(1), 11-18.

Tài liệu tham khảo

1. Chen, X.J.; Feng, B.; Xu, L.X. A comparative study on habitat suitability index of bigeye tuna in the Indian Ocean. J. Fish. Sci. China 2008, 15(2), 269–278.

2. Chen, X.J.; Li, G.; Feng, B.; Tian, S.Q. Habitat suitability of chub mackerel (Scomber japonicus) in the East China Sea. J. Oceanog. 2009, 65(1), 93–102.

3. Hướng, N.V và cs. Ứng dụng mô hình thích ứng sinh thái (HSI) trong dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá nổi nhỏ biển Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2021, T12.2021, 217–224. 

4. FAO. Status of interaction of Pacific tuna fisheries in 1995, 1996.

5. Bộ, Đ.V.; Hùng, B.T.; Hướng, N.V. Dự báo khai thác năm 2015 nguồn lợi cá ngừ vằn ở vùng biển xa bờ miền Trung. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học tự nhiên và Công Nghệ 2015, 31(3S), 14–19.

6. Bộ, Đ.V và cs. Ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài KC.09.14/06-10, 2010.

7. Bộ, Đ.V.; Cầu, L.H.; Hùng, B.T.; Thành, N.D. Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2010, 26(3S), 295–301.

8. Bộ, Đ.V và cs. Ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài KC.09.14/06-10, 2010.

9. Ưu, Đ.V và cs. Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài KC.09.03 (2001-2004), 2004.

10. FAO. Tonle sap fisheries: A case study on flood plain gillnet fisheries, 2001.

11. Nghĩa, N.V và cs. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hải dương đến sự phân bố của cá nục và cá bạc má ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2018, T12.2018.

12. Tạng, V.T. Sinh học và sinh thái biển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội: 336 trang, 2004.

13. Tố, L.Đ và cs. Khả năng dự báo cá khai thác ở các vùng biển Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ 4, Tập 2: Sinh học, nguồn lợi, sinh thái, môi trường biển... TT KHTN & CNQG.

14. Tố, L.Đ và cs. Luận chứng khoa học cho việc dự báo biến động sản lượng và phân bố nguồn lợi cá, Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ thuật đề tài mã số KT - 03-10 (1991 - 1995).

15. Laevastu, A. Fisheries Oceanography and Ecology, Fishing News Books Ltd, London UK, 1982.

16. Paxton, J.R.; Hoese, D.F.; Allen, G.R.; Hanley, J.E. Pisces Petromyzontidae to Carangidae. Australian Biological Resources Survey: Canberra 1989, 7(i-xii), pp. 1–665.

17. Huấn, P.V. Phương pháp thống kê trong hải dương học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr.147.

18. Hướng, N.V. Nghiên cứu xác định bộ chỉ số thích ứng sinh thái của cá chỉ vàng(Selaroides leptolepis) ở vùng biển Đông Nam Bộ. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2018.

19. Hướng, N.V. và cs. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố  hải dương, môi trường biển đến sự phân bố và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 2019, 19(2), 89–102.

20. Bộ Thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.