Tác giả
Đơn vị công tác
1 Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; vanhung0494@gmail.com; longpham.syhimete@gmail.com
2 Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; hoangnghiem@hcmure.edu.vn
*Tác giả liên hệ: vanhung0494@gmail.com; Tel.: +84–974437773
Tóm tắt
Từ nhiều năm nay, người dân sinh sống trên địa bàn phường Trần Quang Diệu không chỉ chịu đựng ô nhiễm khí thải mà còn bị ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi do hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Phú Tài. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình Aermod mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. Phương pháp chính sử dụng trong báo cáo là phương pháp mô hình hoá. Sau khi thiết lập mô hình dựa trên kịch bản hiện trạng năm 2022 và thông qua các thông số đánh giá kiểm định mô hình, tiến hành mô phỏng theo bốn kịch bản tính toán: kịch bản hiện trạng (KB1), kịch bản lấp đầy (KB2), kịch bản chưa lấp đầy (KB3), kịch bản sự cố (KB4). Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm không khí gồm bụi TSP, CO, SO2, NO2 và so sánh kết quả này với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2023/BTNMT, kết quả mô phỏng cho thấy ở KB1 nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Ở KB2, nồng độ các chất bụi TSP, CO thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT, tuy nhiên nồng độ các chất SO2 và NO2 đều vượt so với QCVN 05:2023/BTNMT tính theo trung bình 1 giờ, 24 giờ và trung bình năm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hùng, Đ.V.; Long, P.T.; Nghiêm, L.H. Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 758, 72-86.
Tài liệu tham khảo
1. Tổng quan khu công nghiệp Phú Tài, Báo Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định, 2019.
2. Xử lý ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Tài (Bình Định): Cần một giải pháp căn cơ, Báo Dân tộc và phát triển, tỉnh Bình Định, 2020.
3. Cimorelli, A.J.; Perry, S.G.; Venkatram, A.; Weil, J.C.; Paine, R.J.; Wilson, R.B.; Lee, R.F.; Peters, W.D.; Brode, R.W. AERMOD: A Dispersion Model for Industrial Source Applications. Part I: General Model Formulation and Boundary Layer Characterization. J. Appl. Meteorol. Climatol. 2005, 44(5), 682–693.
4. Danish, F. Application of GIS in Visualization and Assessment of Ambient Air Quality for SO2 in Lima Ohio. Thesis Master of Art Degree in Geography and Planning, The University of Toledo, 2013.
5. Kesarkar, A.P.; Dalvi, M.; Kaginalkar, A.; Ojha, A. Coupling of the weather research and forecasting model with AERMOD for pollutant dispersion modeling. A case study for PM10 dispersion over Pune, India. Atmos. Environ. 2007, 41(9), 1976–1988.
6. Kakosimos, K.E.; Assael, M.J.; Katsarou, A.S. Application and evaluation of AERMOD on the assessment of particulate matter pollution caused by industrial activities in the Greater Thessaloniki area. Environ. Technol. 2011, 32(6), 593–608.
7. Ma, J.; Yi, H.; Tang, X.; Zhang, Y.; Xiang, Y.; Pu, L. Application of AERMOD on near future air quality simulation under the latest national emission control policy of China: a case study on an industrial city. J. Environ. Sci. 2013, 25(8), 1608–1617.
8. Perry, S.G.; Cimorelli, A.J.; Paine, R.J.; Brode, R.W.; Weil, J.C.; Venkatram, A.; Wilson, R.B.; Lee, R.F.; Peters, W.D. AERMOD: A dispersion model for industrial source applications. Part II: Model performance against 17 field study databases. J. Appl. Meteorol. Climatol. 2005, 44 (5), 694–708.
9. Rzeszutek, M. Assessment of the AERMOD dispersion model over complex terrain with different types of meteorological data: Tracy Power Plant experiment, 2017.
10. Seangkiatiyuth, K.; Surapipith, V.; Tantrakarnapa, K.; Lothongkum, A.W. Application of the AERMOD modeling system for environmental impact assessment of NO2 emissions from a cement complex. J. Environ. Sci. 2011, 23(6), 931–940.
11. Vishwa H.S., Varandan. Performance study of AERMOD under Indian condition, 2014.
12. Anh, P.T. và cs. Mô phỏng ô nhiễm không khí từ nguồn thải công nghiệp tại khu vực có địa hình đồi núi. Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III 2010, tr. 314–322.
13. Bằng, H.Q. Ứng dụng mô hình khí tượng TAMP tại khu vực Thị Vải năm 2014. Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia, 2014.
14. Hân, N. Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp. Tạp chí cộng sản 2021.
15. Hiếu, H.T.N. và cs. Xây dựng hệ thống tích hợp đánh giá ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông đường bộ tại Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2011, 49(5C), 333–342.
16. Long, B.T. và cs. Xây dựng mô hình giám sát chất lượng không khí cho các nhà máy công nghiệp - nhà máy xi măng Lukcs, Thừa Thiên Huế làm ví dụ nghiên cứu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2008 , 573, 35–44.
17. Long, B.T.; Hiếu, H.T.N.; Hà, L.T.Q. Mô phỏng ô nhiễm không khí từ nguồn thải công nghiệp tại khu vực có địa hình đồi núi – Trường hợp nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Báo cáo nghiên cứu nghiên cứu, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
18. Ngân, N.T.; Nghiêm, L.H. So sánh hai mô hình ISCST3 VÀ AERMOD trong việc mô phỏng sự khuếch tán chất ô nhiễm không khí: nghiên cứu tại Khu công nghiệp Hiệp Phước. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, 2017, 190–199.
19. Nghiêm, L.H. Áp dụng công cụ mô hình để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí cho Khu Công nghiệp Nhơn Trạch. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 2012, 24(158), 37–39.
20. Thăng, Đ.X. Giáo trình ô nhiễm môi trường không khí. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 15–35.