Tác giả
Đơn vị công tác
1 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau; tuyensotnmtcm@gmail.com
2 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí Hậu - Trường Đại học Cần Thơ; hmhoang69@gmail.com
3 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ; thaob1404348@student.ctu.edu.vn; trangb1404354@student.ctu.edu.vn
4 Trường Đại học Nam Cần Thơ; hvquoc@nctu.edu.vn; ltloi@nctu.edu.vn
5 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; phuongthao.mdc@gmail.com
*Tác giả liên hệ: phuongthao.mdc@gmail.com; Tel.: +84–982688385
Tóm tắt
Nước dưới đất (NDĐ) là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ hiện nay còn nhiều hạn chế do chưa có các chính sách cụ thể và chưa xác định ranh giới cũng như trữ lượng khai thác cho từng khu vực. Nghiên cứu sử dụng phần mềm QGIS kết hợp với điều tra khảo sát thực địa để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu giếng khoan trên địa bàn 3 xã (Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, Long Sơn) huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh năm 2017. Kết quả đã góp phần hỗ trợ công tác quản lý và đánh giá hiện trạng sử dụng nước dưới đất ở hiện tại và trong tương lai. Cơ sở dữ liệu có thể được trích lọc, cập nhật và chia sẻ dễ dàng. Qua phân tích cho thấy, số lượng giếng khai thác cũng như lượng nước khai thác trên địa bàn 3 xã của huyện là rất lớn, tập trung nhiều ở khu vực trồng màu. Độ sâu giếng khoan khai thác nước dưới đất trung bình từ 80-120 m và lưu lượng nước dưới đất khai thác ngày càng sụt giảm theo nhận định của người dân, đặc biệt là trong mùa khô. Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý khai thác, sử dụng NDĐ và phục vụ cho việc lưu trữ, truy vấn thông tin một cách tiện lợi, nhanh chóng cũng như chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị ban ngành có liên quan đến nguồn tài nguyên NDĐ.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Tuyền, D.T.N.; Hoàng, H.M.; Thảo, M.P.; Trang, H.N.H.; Quốc, H.V.; Lợi, L.T.; Thảo, Đ.T.P. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) hỗ trợ công tác quản lý và đánh giá hiện trạng sử dụng nước dưới đất tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 761, 36-45.
Tài liệu tham khảo
1. Batelaan, O.; De Smedt, F. WetSpass: a flexible, GIS based, distributed recharge methodology for regional groundwater modeling. Department of Hydrology and Hydraulic Engineering. Free University Brussels 2001, 269, 11–17.
2. Jha, M.K.; Chowdhury, A.; Chowdary, V.M. et al. Groundwater management and development by integrated remote sensing and geographic information systems: prospects and constraints. Water Resour. Manage. 2007, 21, 427–467.
3. Bruekuer, M.; Tetiwat, O. Use of geographic information system Thailand. Eleader Bangkok, 2008.
4. Minh, H.V.T.; Ty, T.V.; Thịnh, L.V.; Đăng, T.T.T.; Duyên, N.T.T.; Nhi, L.T.Y. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ 2014, 30, 48–58.
5. Vi, N.T.; Trung, L.V. Giải pháp GIS và Viễn thám trong lập bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại Tp. Hồ Chí Minh. Ứng dụng GIS toàn quốc, Cần Thơ, 2014.
6. Kabeto, J.; Adeba, D.; Regasa, M.S.; Leta, M.K. Groundwater Potential Assessment Using GIS and Remote Sensing Techniques: Case Study of West Arsi Zone, Ethiopia. Water 2022, 14(12), 1838. https://doi.org/10.3390/w14121838.
7. Khatami, S.; Khazaei, B. Benefits of GIS application in hydrological modeling: A brief summary. J. Water Manag. Res. 2014, 70(1), 41–49.
8. Ngân, N.T.; Vũ, P.T.; Tuấn, Đ.D.A.; Trung, N.H. Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu không gian hỗ trợ công tác quản lý cấp nước tại các quận nội thành Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ 2019, 55, 77–84. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.134.
9. Nga, D.T.T.; Đạt, H.T.; Trí, T.T. Ứng dụng công nghệ GIS để theo dõi, đánh giá sự thay đổi mực nước dưới đất tại khu vực tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 325–331.
10. Quỳnh, T.T.T.; Bé, N.V.; Hằng, T.T.L.; Thịnh, N.X.; Trí, V.P.Đ. Hiện Trạng Khai Thác Sử Dụng Và Quản Lý Tài Nguyên Nước Dưới Đất Tại Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2016, 43(a), 42–51.
11. Cánh, Đ.V.; cs. Tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ: những thách thức và giải pháp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy Lợi 2013, 14, 1–15.
12. Sánh, N.V.; Sơn, N.N.; Tuấn, V.V.; Khôi, L.Đ. Nghiên cứu tài nguyên nước trà Vinh: Hiện trạng khai thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2010, 15b, 167–177.
13. Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Báo cáo kết quả giám sát công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, 11(5), 654–662.
14. Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Trà Vinh 05 năm (2011 - 2015). Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, 2015, 219.
15. Trung tâm Kỹ thuật môi trường (CEE). Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất. 2010, 1–10.
16. Bé, N.V.; Tuyền, T.T. Hiện trạng khai thác, quản lý và chất lượng nước ngầm giồng cát ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2007, 8(95), 95–104.
17. Phòng TN&MT huyện Cầu Ngang. Báo cáo tổng hợp dự án nước Cầu Ngang. Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Trà Vinh. 2017, 1–87.