Tác giả

Đơn vị công tác

1 Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; nguyenthithuha2_t63@hus.edu.vn; namhus147@gmail.com; thuylienhus@gmail.com; buithihoa@hus.edu.vn

2 Trung tâm Khoa học Sự sống, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; namhus147@gmail.com

*Tác giả liên hệ: buithihoa@hus.edu.vn; Tel.: +84–906298232

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã tiến hành quan trắc và thu mẫu nước và mẫu thực vật nổi tại 12 vị trí khác nhau trên toàn bộ lưu vực của sông Hồng, đoạn chảy trên địa phân Việt Nam. Thời gian khảo sát được thực hiện vào 2 đợt: đợt 1 từ 15-21/7/2020 và đợt 2 từ 11-16/12/2020 dọc theo lưu vực của sông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thông số thủy lý hóa của nước bao gồm: pH, BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2023 BTNMT mức A, chỉ số DO ở mùa mưa nằm ở mức B nhưng trong mùa khô DO tại hầu hết các điểm khảo sát đều ở mức C của QCVN 08: 2023/BTNMT. Chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer của thực vật nổi thay đổi theo mùa: vào mùa mưa dao động từ 4 đến 28, mùa khô dao động từ 0 đến 13. Vào mùa mưa, chỉ số Palmer tăng dần từ 4 đến 8 ở vùng thượng lưu, 10 đến 13 ở vùng trung lưu và 16 đến 28 ở vùng hạ lưu. Vào mùa khô, mức ô nhiễm hữu cơ trung bình xảy ra ở điểm SH4, SH10 với chỉ số Palmer là 10 và SH7 với chỉ số Palmer là 13, các điểm còn lại không bị ô nhiễm hữu cơ do chỉ số Palmer dao động từ 0 đến 9. Chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer có tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức trung bình với các thông số thủy lý hóa được khảo sát bao gồm: pH, nhiệt độ, DO nhưng không tương quan với các chỉ số, độ muối, độ dẫn điện, PO43-, NO3-; trong đó, chỉ số Palmer tương quan thuận với nhiệt độ, nhưng tương quan nghịch với pH và DO. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở dữ liệu ban đầu trong việc đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số sinh học Palmer của thực vật nổi tại khu vực sông Hồng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hà, N.T.T.; Nam, N.T.; Liên, N.T.; Hoa, B.T. Chất lượng môi trường nước và tương quan giữa chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer của thực vật nổi (Phytoplankton) với thông số thủy lý hóa tại sông Hồng, Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 762, 1-11.

Tài liệu tham khảo

1. Sơn, N.T. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, tr. 187.

2. Norris, R.H.; Barbour, M.T. Bioassessment of aquatic ecosystems in encyclopedia of inland waters. Elsevier Inc. 2009, pp. 21−28.s

3. Palmer, C.M.A. Composite rating of algae tolerating organic pollution. J. Phycol. 1969, 5(1), 78−82.

4. Toma, J.J. Algae as indicator to assess trophic status in Duhok Lake, Kurdistan region of Iraq. J. Univ. Garmian 2019, 6, 90−99.

5. Trifonova, I.S. Phytoplankton composition and biomass structure in relation to trophic gradient in some temperate and subarctic lakes of north-western Russia and the Prebaltic. Hydrobiol. 1998, 369/370, 99−108.

6. Khalik, I.; Sapei, A.; Hariyadi, S.; Anggraeni, E. The water quality characteristics and quality status of Bengkulu river and Nelas river, Bengkulu province: Conditions for the last six years. IOP Conf. Series: Earth Environ. Sci. Trans. 2022, 950, 012038.        

7. Hosmani, S.P. Fresh water Algae as indicators of water quality. Univers. J. Environ. Res. Technol. 2013, 3(4), 473−482.

8. Veenashree.; Kumar. M.; Nandini., N. Algal species diversity and Palmer pollution index of Puttenahalli lake in Bengaluru, India. J. Adv. Sci. Res. 2022, 13(10), 41−46.

9. Hussam, M.; Al-Kanani.; Saleh, A.K.; Al-Essa. Assessment of shatt Al-Arab river water quality by using Palmer's, Algal index, Basrah, Iraq. Basrah J. Agric. Sci. 2018, 31(1), 70−77.

10. Jose, L.; Kumar, C. Evaluation of pollution by Palmer’s Algal pollution index and physico-chemical analysis of water in four temple ponds of mattancherry, Ernakulam, Kerala. Nat. Environ. Pollut. Technol. Int. Q. Sci. J. 2011, 10(3), 471−472.

11. Trang, T.L.; Doc, Q.L.; Ha, T.T.V.; Tu, V.N. A case study of phytoplankton used as a biological index for water quality assessment of Nhu Y river, Thua Thien - Hue. Life Sci. Biol. 2018, VJSTE.60(4), 45−51.

12. Hoa, B.T.; Liên, T.N.; Hà, L.T.; Nam, T.N.; Hiền, V.T.T. Đánh giá chất lượng môi trường nước và tương quan giữa các thông số thủy lý hóa với chỉ số Palmer của thực vật nổi tại sông Lam, tỉnh Nghệ An. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị quốc gia lần thứ V, 2022, tr. 148−157.

13. Thủy. T.T.T.; Huy, P.K, Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững, 2018, 288–296.

14. Hoa, B.T.; Huấn, N.X.; Nam, T.N.; Hà, L.T. Chất lượng môi trường nước vùng cửa Ba Lạt (sông Hồng). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 2020, 51−60.

15. Bộ tài nguyên và môi trường. TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối, 2008.

16. Bộ tài nguyên và môi trường. TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu, 2003.

17. Bộ tài nguyên và môi trường. TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Phần 2: phương pháp xác định oxy hòa tan dùng cho mẫu không pha loãng, 2008.

18. Bộ tài nguyên và môi trường. TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) về chất lượng nước - Xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic, 1996.

19. Bộ tài nguyên và môi trường. TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước: Xác định phospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat, 2008.

20. Tiến, D.Đ. Phân loại vi khuẩn Lam ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1996, 220 trang.

21. Tiến, D.Đ.; Hành, V. Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại bộ tảo lục. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1997, tr. 503.

22. Trực tuyến: www.algaebase.org.

23. Mẫn, C.V. Tin học trong công nghệ sinh học, NXB Giáo dục, 2009, tr. 255.

24. Bộ tài nguyên Môi trường. QCVN 08:2023/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, 2023.