Tác giả
Đơn vị công tác
Tóm tắt
Các hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến Đồng bằng sông Cửu Long trong đó xâm nhập mặn được xem là một trong những tác động nghiêm trọng nhất. Trong khi các nghiên cứu trước đây thường tập trung đánh giá tác động riêng lẻ của các hoạt động phát triển thượng nguồn hoặc nước biển dâng đến xâm nhập mặn, nghiên cứu này trình bày kết quả đánh giá diễn biến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đồng thời theo kịch bản hiện trạng và các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thượng nguồn đến năm 2030 và 2050 sử dụng phương pháp mô hình toán và GIS. Kết quả tính toán cho thấy so với kịch bản hiện trạng, đến năm 2050 chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất tương ứng với ranh mặn 4 g/l sẽ tăng 5,6 km trên sông Tiền, 6,2 km trên sông Hậu và 13,7 km trên sông Cổ Chiên. Dự báo đến năm 2050 khoảng hơn 2,5 triệu ha đất vùng ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn với độ mặn lớn hơn 1 g/l, tăng 9,1% so với kịch bản hiện trạng. Các kết quả tính toán của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ đề xuất các giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Sơn, D.H.; Linh, B.H.; Đức, N.A.; Phương, T.A. Nghiên cứu đánh giá tác động kép của biến đổi khí hậu và các phát triển thượng nguồn đến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 2024, 763, 13-23.
Tài liệu tham khảo
1. Anh, T.N.; Bình, N.T.; Tùng, N.B.; Đức, Đ.Đ.; Hạnh, N.Đ.; Dư, N.H. Xây dựng công cụ đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kinh tế-xã hội và áp dụng tính thử nghiệm cho đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Biến đổi Khí hậu 2021, 17, 20–29.
2. Định, L.X.; Quân, N.M.; Tiến, P.A. Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long: nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó. Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2016.
3. Fan, H.; He, D.; Wang, H. Environmental consequences of damming the mainstream Lancang-Mekong river: A review. Earth-Sci. Rev. 2015, 146, 77–91. doi:10.1016/j.earscirev.2015.03.007.
4. Kuenzer, C.; Campbell, I.; Roch, M.; Leinenkugel, P.; Tuan, V.Q.; Dech, S. Understanding the impact of hydropower developments in the context of upstream–downstream relations in the Mekong river basin. Sustain. Sci. 2013, 8, 565–584. doi:10.1007/s11625-012-0195-z.
5. Räsänen, T.A.; Koponen, J.; Lauri, H.; Kummu, M. Downstream hydrological impacts of hydropower development in the upper Mekong basin. Water Resour. Manag. 2012, 26, 3495–3513. doi:10.1007/s11269-012-0087-0.
6. Kantoush, S.; Binh, D.V.; Sumi, T.; Trung, L.V. Impact of upstream hydropower dams and climate change on hydrodynamics of Vietnamese Mekong Delta. J. Japan Soc. Civil Eng. Ser B1 2017, 73, I109–I114.
7. Duong, T.A.; Long, H.P.; Duc, M.B.; Peter, R. Modelling seasonal flows alteration in the Vietnamese Mekong delta under upstream discharge changes, rainfall changes and sea level rise. Int. J. River Basin Manage. 2018, 17(4), 1–15.
8. HDR. Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công (MDS). DHI, 2016, tr. 113.
9. Mai, V.T.; Vũ, H.N.; Khiêm, M.V.; Hoàng, T.T. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá điển hình tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Biến đổi Khí hậu 2018, 5, 90–98.
10. Duong, T.A.; Long, H.P.; Duc, M.B.; Peter, R. Simulating future flows and salinity intrusion using combined one- and two-dimensional hydrodynamic modelling – The case of Hau River, Vietnamese Mekong Delta. Water 2018, 10(7), 897.
11. Dung, T.D.; Thuc, P.T.B.; Park, E.; Hang, P.T.T.; Man, D.B.; Wang, J. Extent of saltwater intrusion and freshwater exploitability in the coastal Vietnamese Mekong delta assessed by gauging records and numerical simulations. J. Hydrol. 2024, 630, 130655.
12. Trí, Đ.Q. Ứng dụng mô hình Mike 11 mô phỏng và tính toán xâm nhập mặn cho khu vực Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2016, 671, 39–46.
13. Linh, V.; Nguyen, L.; Hà, P.; Dung, H.; Nguyen, L. Đánh giá xu thế của ngập lụt và xâm nhập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên mô hình SWAT và HEC-RAS trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2019, 2019.
14. Smajgl, A.; Toan, T.Q.; Nhan, D.K.; Ward, J.; Trung, N.H.; Tri, L.Q.; Tri, V.P.D.; Vu, P.T. Responding to Rising Sea Levels in the Mekong Delta. Nat. Clim. Change 2015, 5, 167–174. doi:10.1038/nclimate2469.
15. Thắng, N.V.; Ngà, P.T.T.; Hương, H.T.L.; Thăng, V.V.; Phong, D.H.; Huy, L.Q.; Khiêm, M.V.; Hiển, N.X. Kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản cập nhật năm 2020, 2020.
16. Khang, N.D.; Kotera, A.; Sakamoto, T.; Yokozawa, M. Sensitivity of salinity intrusion to sea level rise and river flow change in Vietnamese Mekong delta-impacts on availability of irrigation water for rice cropping. J. Agric. Meteorol. 2008, 64, 167–176. doi:10.2480/agrmet.64.3.4.
17. Eslami, S.; Hoekstra, P.; Minderhoud, P.S.J.; Trung, N.N.; Hoch, J.M.; Sutanudjaja, E.H.; Dung, D.D.; Tho, T.Q.; Voepel, H.E.; Woillez, M.-N.; et al. Projections of salt intrusion in a mega-delta under climatic and anthropogenic stressors. Commun. Earth Environ. 2021, 2, 1–11. doi:10.1038/s43247-021-00208-5.
18. Tamura, T.; Horaguchi, K.; Saito, Y.; Nguyen, V.L.; Tateishi, M.; Ta, T.K.O.; Nanayama, F.; Watanabe, K. Monsoon-influenced variations in morphology and sediment of a mesotidal beach on the Mekong river delta coast. Geomorphology 2010, 116, 11–23.
19. Trực tuyến: https://www.Mikepoweredbydhi.Com/Products/Mike-11.
20. Đức, N.A. Nghiên cứu phân bố dòng chảy tại lưu vực sông Mê Công trong điều kiện phát triển sử dụng nước tưới của các Quốc gia lưu vực sông Mê Công phục vụ cho công tác đàm phán của Việt Nam và chia sẻ nguồn nước trong thực hiện hiệp định Mê Công 1995 và công ước 1997 của Liên hợp Quốc, 2020-04-083/KQNC, 2019.