Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội
2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt
Kết quả của phép phân tích hàm trực giao tự nhiên của trường độ cao địa thế vị cho thấy trong 30 năm vừa qua (1981 - 2010) áp thấp Nam Á đã thể hiện xu hướng tăng cường hoạt động lệch về phía đông và áp cao cận nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển về phía tây. Sự tăng cường hoạt động của áp thấp Nam Á kết hợp với áp cao cận nhiệt đới tạo nên hình thế synop điển hình gây ra nắng nóng gay gắt ở Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 - 2015. Số liệu nhiệt độ cao nhất trong ngày và chuẩn sai trong các tháng trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015 của 4 trạm thuộc khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới và Huế) được sử dụng để xác định xu thế và phân tích đặc điểm nắng nóng. Kết quả chỉ ra rằng vào các tháng mùa hè và các tháng đầu và cuối mùa đông có chuẩn sai nhiệt độ dương lớn hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (1981 - 2010). Trong giai đoạn 2010 - 2015 nhiệt độ cao nhất trong ngày tại các trạm đều có xu thế tăng; và có số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt cao hơn hẳn so với thời kỳ chuẩn khí hậu 1981 - 2010.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Minh Hằng , Trần Thị Dung, Nguyễn Đăng Quang (2017), Ảnh hưởng của áp thấp Nam Á và áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương đến diễn biến nắng nóng tại khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 – 2015. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 674, 46-52.
Tài liệu tham khảo
1. Chu Thị Thu Hường (2014), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ địa lý mã số 62440222.
2. Báo Nhân dân điện tử (2015), Nắng nóng kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng ở miền Trung.
3. Đặc điểm khí tượng thủy văn năm 2010 - 2015, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
4. Manton M.J., P.M.Dellamarta, M.R.Haylock, K.J.Hennessy, N.Nicholls, L.E.Chambers, D.A.Collins, G.Daw, A.Finet, D.Gunawan, K.Inape, H.Isobe, T.S.Kestin, P.Lefale, C.H.Leyu, T.Lwin, L.Maitrepierre, N.Oupraistwong, C.M.Page, J.Pahadlad, N.Plummer, M.J.Salinger, R.Suppiah, V.L.Tran, B.Trewin, .Tibig và D.YEE (2001), Trends in extreme daily rainfall and temperature in southeast asia and the south pacific: 1961 - 1998.
5. Nguyễn Đăng Quang và cs (2013), Variations of surface temperature and rainfall in Vietnam from 1971 to 2010, International Journal of Climatology, doi: 10.1002/joc.3684.
6. UNDP và IMHEM (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
7. Tianjun Zhou, Rucong Yu, Jie Zhang, Helge Drange, Christophe Cassou, Clara Deser, Daniel L. R. Hodson, Emilia Sanchez-Gomez, Jian Li, Noel Keenlyside, Xiaoge Xin, and Yuko Okumura, (2008), Why the Western Pacific Subtropical High Has Extended Westward since the Late 1970s, Journal of Climate, 22:8, 2199 - 2215.
8. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (2006), Các hình thế synop đặc trưng ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, Hà Nội.