Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Thủy lợi và Môi trường - Đại học Thủy Lợi

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành ở 15 hộ. Mỗi hộ có diện tích nuôi trồng khoảng 2 ha/mô hình, với 3 loại mô hình Quảng canh cài tiến (QCCT), Tôm lúa (TL) và Thâm canh (TC) trên 04 loại đất B W đất phèn hoạt động mặn trung bình (SJ2M), đất phèn tiềm tàng nông mặn nặng (Sp1Mn), đất mặn trung bình (M) và đất mặn nặng (Mn) (thuộc địa bàn 6 xã của bốn huyện tỉnh Cà Mau, năm 2002-2003 và từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2007). Hàm lượng trung binh chất hữu cơ và đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất, bùn đáy ao ờ các mô hình nuôi tôm sú trên đất (SJ2M), đất (Sp1Mn) cao hơn trên đất (M), đất (Mn). Nồng độ trung bình Ammonia (A/-NH3), Hydrogen sulfide (H2S) trong nước ở các mô hình nuôi tôm sú trên đất Sj2M, Sp1Mn cao hơn trên đất M và Mn, tăng cao vào các thời điểm tháng 3, thảng 6, tháng 9 của mùa vụ nuôi, tương ứng với thời điểm tôm được 1-2 tháng tuổi. Nồng độ trung bình Ammnonia và Hydrogen sulfide trong bùn đáy cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với trong lớp nước phía trên của đáy ao nuôi; trên trảng và dưới mương của ao nuôi tôm ở các mô hình QCCT và TL cao hơn và biến thiên lớn hơn so với mô hình TC. Tỷ lệ tôm sống ở các mô hình QCCT, TL đạt nhỏ hơn 20%, trong khi đó ở mô hình TC tỷ lệ tõm sống đạt trên 70%, dẫn đến năng suất tôm nuôi ở các mô hình QCCT, TL đạt thấp hơn rất nhiều so với mô hình TC.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Cao Phương Nam (2009), Khảo sát AMMONIA và HYDROGENSULFIDE trong các mô hình nuôi tôm sú trên các loại đất khác nhau ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 580, 31-38.

Tài liệu tham khảo

1. Cao Phương Nam, Lê Quang Trí, Võ Thị Gương, Nguyễn Thanh cần, Bùi Đắc Tuấn và Trương Quốc Phú. 2005. Báo cáo tổng kết đề tài: Bước đầu đánh giá tính bền vững của các mô hình sản xuất vùng chuyển đổi tỉnh Cà Mau, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho giai đoạn 2005-20Ĩ0. sở Khoa học và Cõng nghệ tỉnh Cà Mau, 180 trang.

2. Trường Đại học cần Thơ- Khoa Thủy sản. 2002. Giáo trình cao học Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.

3. Fao.1986. Shrimp Culture: Pond design, operation and managenent.

http://www. fao. org/docrep/field/003/A C210E/A C210E09.htmch9.

4. FAO. 1987. Site Selection forAquaculture:Chemical features of water. Fao library fiche an: 287785. UNDP programme fao of the United Nations Nigerian institute for oceanography and marine researchproject raf/82/009. http://www.fao.org/docrep/field/003/AC175E/AC175E20.htm