Tác giả

Đơn vị công tác

1Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

3Tổng Cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số áp dụng trong sản xuất, quản lý cộng đồng và ứng xử với môi trường là công cụ, phương tiện quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển và thích ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tri thức, kinh nghiệm trong thực hành sản xuất nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu nhằm ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm, tri thức đã được người dân sử dụng như: (1) Duy trì và phát triển giống cây trồng địa phương; (2) Xen canh và luân canh cây trồng trên nương và trên ruộng trồng một vụ lúa; (3) Thay đổi phương thức chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan. Những tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu là các giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai và cực đoan khí hậu. Vì thế, những tri thức này cần được tổng hợp, đúc kết và nhân rộng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lai Châu nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Vũ Văn Cương, Trần Thục, Đinh Thái Hưng (2018), Tri thức, kinh nghiệm ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lai Châu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 20-26.

Tài liệu tham khảo

1. Ban phòng chống và tìm kiếm cứu nạn thiên tai của tỉnh Lai Châu, Báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh, các năm 2009, 2010,2011,2012,2013, 2014,2015,2016.

2. Chính phủ Việt Nam (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định 2139/ QĐTTg ngày 03/12/2011.

3. Đặng Văn Bài (2013), Bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

4. Lê Đình Cúc (2007), Lai Châu và các dân tộc Lai Châu, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.

5. Lê Trọng Cúc (2016), Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lai Châu (2013), Đề án phát triển chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

7. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2014), Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp tỉnh Lai Châu.

8. Ủy Ban nhân tỉnh Lai Châu (2011), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến năm 2020.

9. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (2012), Những kiến thức cơ bản về Biến đổi khí hậu, nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ.

10. Nyong, A., Adensina, F., Osman Elasha, B. (2007), The value of indigenous knowledge in climate change mitigation and adaptation strategies in the African Sahel.

11. Chinwe, I.S. và nnk (2009), Indigenous knowledge related to climate variability and change:insights from droughts in semi- arid areas of former Makueni District, Kenya.

12. IPCC (2007), Climate Change:Impacts, Adaptation and Vulnerability.

13. Mustapha, B., Salau, E.S, Galadimal, O.E., Ali, I. (2013), Knowledge, perception and adaptation strategies to climate change among framers of central state Nigeria.

14. Sawon, I.. Mohammed, A.S., Arfin, K. (2011), Climate chang adaptation through local knowledge in the north eastern region of Bangladesh.

15. UNESCO (2010), Indigenous knowledge and sustainability, http://www.unesco.org/ education/tlsf/mods/theme_c/mod11.html.

16. FAO (2015), Coping with climate change - the roles of genetic resources for food and agriculture, Rome.