Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
3Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia (NCEP) Hoa Kỳ

Tóm tắt

Ban đầu hóa xoáy bão đã được chứng minh là một trong những cách tiếp cận đã mang lại hiệu quả tốt cho bài toán dự báo bão. Trong nghiên cứu này, phương pháp ban đầu hóa xoáy của mô hình HWRF được ứng dụng để nghiên cứu vai trò của ban đấu hóa xoáy đối với mô phỏng cấu trúc cơn bão Ketsana (2009). Bài báo xem xét về tính cân bằng và phù hợp của sơ đồ ban đâu hóa xoáy đối đối với mô hình thông qua nghiên cứu biến động trường áp và gió các giờ tích phân đầu của 53 trường hợp chạy thuộc 9 cơn bão mùa bão 2009. Số liệu đâu vào cho mô hình được lấy từ dự báo toàn cầu GFS của Hoa Kỳ với độ phân giải 1 độ kinh vĩ. Kết quả cho thấy sơ đồ ban đâu hóa xoáy giúp cải thiện đáng kể cấu trúc bão mô phỏng tại thời điểm ban đầu cũng như trong quớ trình tích phân. Xoáy được tạo ra bằng sơ đồ ban đầu hóa xoáy của mô hình HWRF là phù hợp với mô hình thể hiện qua ổn định động lực của xoáy bão trong các giờ đầu tích phân mô hình.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Thị Hoan, Hoàng Đức Cường, Trương Bá Kiên, Nguyễn Văn Hiệp, Kiều Quốc Chánh, Vijay Tallapragada, Đấng Hổng Như, Lã Thị Tuyết, Mai Văn Khiêm (2015), Vai trò của ban đầu hóa xoáy trong mô hình HWRF đối với mô phỏng cấu trúc bão Ketsana (2009). Tạp chí khí tượng Thủy văn 649,11-16.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Văn Tân, Bùi Hoàng Hải (2004): Ban đâu hóa xoáy ba chiều cho mô hình MM5 và ứng dụng trong dự báo quỹ đạo bão, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 526, tr.14-25.

2. Trần Tân Tiến, Lê Thị Hổng Vân (2009): Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành xoáy nhân tạo trong đồng hóa số liệu xoáy giả bồng mô hình WRF đối với cơn bão Lêkima, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, 3S, 508-516.

3. Harry F. Hawkins and Daryl T. Rubsam (1968): Hurricane Hilda, 1964: II. Structure and budgets of the hur­ricane on October 1, 1964, National Hurricane Research Laboratory, Research Laboratories, ESSA, Miami, Fla.

4. Iwasaki, T„ H. Nakano, and M. Sugi (1987): The performance of a typhoon track prediction model with convective parameterization, Japan. Meteor. Soc. Japan, 65.

5. Kurihara, M.A.B., Rebecca J.Ross (1993): An Initialization Scheme of Hurricane Models by Vortex Specifi­cation, Mon.Wea. Rev, 121.

6. Nguyen, H. V., Yi.-Leng Chen (2011): High Resolution Initialization and Simulations of Typhoon Morakot (2009) Mon. Wea. Rev

7. Sundararaman Gopalakrishnan, V.T., Qingfu Liu, Timothy Marchok, Mingjing Tong, (2012): Hurricane Weather Research and Forecasting (HWRF) Model: 2012 Scientific Documentation.