Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Lai Châu là một tỉnh miền núi, vùng đầu nguồn của ba hệ thống sông: sông Đà, sông Mã và sông Mê-công, nơi mà các sự cố môi trường như trượt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá, xói mòn mạnh mẽ... thường xảy ra. Do đó, việc phân tích các đặc điểm lưu vực và đặc biệt là khả năng điều tiết dòng chảy của các lưu vực nhỏ là một hướng tiếp cận cần thiết trong nghiên cứu lãnh thổ, làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quyết định quản lý đất đai với nhu cầu bảo vệ cân bằng sinh thái và phát triển lâu bền.

Khi nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy của các lưu vực, các nhà khoa học thường tập trung vào hai phương diện: đó là khả năng điều tiết tự nhiên của lưu vực và các biện pháp điều tiết dòng chảy phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội và cải tạo môi sinh. Khả năng điều tiết tự nhiên được coi là một thuộc tính bản chất của lưu vực. Việc tính toán hệ số điều tiết dòng chảy của các lưu vực trên địa bàn một tỉnh được xem như một công cụ để đánh giá tổng hợp vai trò của các yếu tố tự nhiên tới quá trình dòng chảy.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Cao Đăng Dư, Lê Thị Ngọc Khanh (2000), Khả năng điều tiết dòng chảy của các lưu vực trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 478, 25-31.

Tài liệu tham khảo

1. A.A.Sokolov - Dòng chảy sông ngòi (2 tập) -Trần Hữu Phúc dịch. Bộ Thủy lợi-Vụ Kỹ thuật xuất bản-1969.

2. Trần Tuất - Một số kết quả tính toán về khả năng điều tiết dòng chảy cua lưu vực sông trên miền Bắc Việt Nam. Nội san Khí tượng Thủy văn số 12 năm 1978.

3. Số liệu đo lưu lượng các trạm thủy văn tỉnh Lai Châu: Lai Châu, Nà Hừ, Nậm Giàng, Nậm Mức.