Tác giả

Đơn vị công tác

Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Tác động của hoạt động con người và biến đổi khí hậu (BĐKH) lên lưu vực sông làm cho chuỗi số liệu quan trắc thủy vân có tính không dừng nên nó không còn phù hợp vối phương pháp phân tích tần suất thủy văn với giả thiết chuỗi tính toán là chuỗi dừng. Trong nghiên cứu này, các kiểm định Dickey-Fuller, Mann-Kendall và Sen được sử dụng để nhận dạng tính không dừng và xu thế của chuỗi số liệu. Giá trị thiết kế theo chu kỳ lại cho trước được tính với phân bố xác suất giá trị cực hạn tổng quát dừng và không dừng để so sánh sự ảnh hưởng của chuỗi không dừng đến kết quả tính toán. Số liệu mực nước lớn nhất năm tại các trạm Bến Lức, Tân An và Biên Hòa ở vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn trong thời kỳ 1980- 2013 được sử dụng như một trường hợp nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra rằng phân bố xác suất không dừng có khả năng mô phỏng chuỗi số liệu có xu thế tốt hơn so với phân bố xác suất dừng. Do ảnh hưởng của xu thế gia tăng củợ chuỗi nên giá trị mực nước thiết kế tính theo phân bố không dừng có sựgia tăng theo thời gian và lớn hơn so với trường hợp phân bố dừng. Do đó phương pháp phân tích tần suất thủy văn không dừng sẽ rất hữu ích để đánh giá rủi ro tiềm năng cho những công trình thủy lợi trong suốt vòng đời dự án trong bối cảnh các thông số thủy vân có nhiều biến động.

 

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Châu Nguyễn Xuân Quang( 2015), Phân tích tân suất thủỵ vãn theo phân bố xác suất giá trị cực hạn tổng quăt không dừng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 650, 39-46.

Tài liệu tham khảo

  1. Coles, s (2001), An Introduction to Statistical Modeling of Extreme Values. London: Springer;
  2. Dickey, D. A., & Fuller, W.A.(1979), Distribution of the Estimators for Autoregressive Time Series with a Unit Root. Journal of the American Statistical Association, 74(366), 427-43;
  3. Gujarati, D. (2003), Basic Econometrics. 4th Edition. New York, McGraw Hill;
  4. -Jenkinson, A. (1955), The Frequency Distribution of the Annual Maximum (or Minimum) Values of Mete­orological Elements,Quarterly Journal of the Royal Meteorological Society, 81,158-171;
  5. Kendall, M. (1975), Rank Correlation Methods, London, UK: Griffin;
  6. Mann, H. (1945), Nonparametric Tests Against Trend, Econometrica, 13,245-259;
  7. Pettitt, A. (1979), Â Non-Parametric Approach to the Change-Point Problem,Applied Statistic, 28(2), 126- 135;
  8. Sen, p. (1968), Estimates of the Regression Coefficient Based on Kendall's tau, Journal of the American Sta­tistical Association, 63,1379-1389;
  9. Stedinger, J.R.(1993), Frequency Analysis of Extreme Events in: Handbook of Hydrology, Edited by: McGraw Hill, New York, 18.11-18.65.