Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng cao không

Tóm tắt

Fron lạnh di chuyển xuống Việt Nam, làm biến đổi nhiệt độ, khí áp, hướng và tốc độ gió, gây ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, tố, lốc, mưa đá, mưa rào...v.v, làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc nhận biết quan trắc iron lạnh trên rađa là cần thiết. Theo fron lạnh di chuyển xuống Việt Nam có hai loại chính, đó là: fron lạnh loại A (FLLA) và fron lạnh loại B (FLLB). FLLA là loại fron mà thể hiện trường mây của chúng ít, chủ yếu là mây tầng (74% mây tầng) phân bố không có quy luật ở hai bên đường iron mật đất. Loại fron này xuất hiện chủ yếu vào các tháng chính đông (từ tháng 11 đến tháng 3). FLLB là loại fron mà thể hiện trường mây của chúng rất lớn, chủ yếu là mây tích (mậy tích chiếm tỷ lệ lớn hơn 50% tổng diện tích trường mây) với hậu quả thời tiết nghiêm trọng như dông, tố, lốc, lũi mưa đá...v.v. Sự phân bố trường mây của loại fron này tập trung chủ yếu ở hai bên của Iron mặt đất. FLLB thường xuất hiện vào những tháng chuyển mùa như tháng 4 đến tháng 5, tháng 9 đến tháng 11. Với những đặc điểm của mỗi loại fron như vậy nên việc quan trắc thèo dõi chúng phải thích hợp.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Viết Thắng (2000), Sử dụng rađa MRL5 để quan trắc phát hiện mây fron lạnh ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 477, 35-41.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Thắng (1998), Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu một số đặc trưng phản hồi vô tuyến rađa của hệ thống mây fron lạnh ở miền Bắc Việt Nam". Đài Khí tượng cao không.

2. Trần Duy Sơn (1991), Khai thác thử nghiệm trạm rađa thời tiết MRL5 Phù Liễn Hải Phòng. Đài Khí tượng cao không.

3. Hướng dẫn quan trắc, sử dụng thông tin rađa MRL12 (1974), NXB Lê-nin-grát. (bản tiếng Nga).

4. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học về dự báo KTTV lần thứ III (1986-1990), Hà Nội.