Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả đánh giá khả năng mô phỏng khí hậu ở khu vực Việt Nam thời kỳ 1986 -1995 bằng mô hình RSM (Regional Spectral Model) với các lựa chọn sơ đồ tham số hóa đối lưu SAS (Simplified Arakawa-Schubert) và RAS (Relaxed Arakawa-Schubert). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tương đồng trong mô phỏng khí hậu bằng mô hình RSM với lựa chọn SAS và RAS. Tuy nhiên, với lựa chọn sơ đồ SAS, mô hình RSM  cho kết quả mô phỏng lượng mưa gần với thực tế hơn. Nhìn chung, RSM mô phỏng trường độ cao địa thế vị (HGT) và hoàn lưu gió các mực khí quyển khá phù hợp với thực tế. Trong đó, RSM có thiên hướng mô phỏng HGT cao hơn thực tế; sai số mô phỏng HGT và gió lớn hơn ở mực thấp so với mực trên cao. Các kết quả mô phỏng cũng cho thấy, RSM nắm bắt khá tốt biến động  của nhiệt độ; nhiệt độ mô phỏng có thiên hướng cao hơn thực tế từ 0 đến 2oC. Mặc dù vậy, mô hình RSM mô phỏng rất kém đối với lượng mưa, đặc biệt là lượng mưa mùa hè.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Hà Trường Minh, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu (2016), Nghiên cứu độ nhạy của tham số hóa đối lưu trong mô phỏng khí hậu hạn mùa bằng mô hình RSM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 672, 27-34.

Tài liệu tham khảo

1.Arakawa, A., and W. H. Schubert (1974), Interaction of a cumulus cloud ensemble with the  large-scale environment, J. Atmos. Sci., 31, 674-701.
2. Das S, Mitra AK, Iyengar GR, Singh J (2002), Skill of medium-range forecasts over the Indian monsoon region using different parameterizations of deep convection, Weather Forecast 17: 1194– 1210.
3. Gochis, D. J., W. J. Shuttleworth, and Z. L. Yang (2002), Sensitivity of the modeled North
American monsoon regional climate to convective parameterization, Mon. Wea. Rev., 130, 1282– 298.
4. Grell GA (1993), Prognostic evaluation of assumptions used by cumulus  parameterization, Mon Wea Rev 121:764–787.

5. Juang HH, Kanamitsu M (1994), The NMC nested regional spectral model, Mon Weather Rev 122:3–26.
6. Juang HH, Hong S, Kanamitsu M (1997), The NCEP regional spectral model: an update, Bull Am Meteor Soc 78:2125–2143.
7. Moorthi, S. and M. J. Suarez, Relaxed Arakawa-Shubert: A parameterizetion of moist convection for general circulation models, Mon. Wea. Rev., 120, 978-1002, 1992.
8. Nguyễn Quang Trung, Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành ( 2012), Khả năng mô phỏng hạn mùa của mô hình RegCM3 với các sơ đồ tham số hóa đối lưu khác nhau, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28, số 3S tr.161 -172
9. Pan HL, Wu WS (1995), Implementing a mass flux convective parameterization package for the NMC medium-range forecast model, NMC Office Note 409
10. Park S, Hong Song-You, Byan Young-Hwa (2010), Precipitation in boreal summer simulated by a GCM with two convective parameterization schemes: implications of the intra seasonal oscillation  for dynamic seasonal prediction, J Clim 23:2801– 2816
11. Phan Văn Tân, Hồ Thị Minh Hà (2008), Nghiên cứu độ nhạy của mô hình khí hậu khu vực RegCM3. Phần II: Ảnh hưởng của các sơ đồ tham số hóa đối lưu đến kết quả mô phỏng khí hậu hạn mùa khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Hà Nội, 10(574), tr. 1-11
12. Ratnam, V. J., and K. K. Kumar (2005), Sensitivity of the simulated monsoon of 1987 and  1988 to convective parameterization schemes in MM5, J. Climate, 18, 2724–2743.
13. http://www.emc.ncep.noaa.gov/mmb/RSM.