Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Địa chất và Địa vật lý biển

2Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam

Tóm tắt

Đánh giá năng suất sinh học sơ cấp vùng biển vịnh Bâc Bộ (16- 22°N, 105-110°E) được tính toán trên cơ sở các hệ sổ chuyển hoá nâng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giỗi bài toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơtrong hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho thấy tại lớp mặt: Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 5 đến 30 mgC/m3/ngày trong mùa gió đông bắc và 32 đến 33 mgC/m3/ngày trong mùa gió tây nam. Phân bố của năng suất sơ cấp có liên quan một thiết với trường nhiệt của vùng biển trong các mùa. Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi trong khoảng 2,5 đến 6,0 mgC/m3/ngày. Năng suất thứ cấp trong mùa gió tây nam cao hơn trong mùa gió đông bắc và phân bố tương đối đồng đều trên vùng biển khoảng 6,3 đến 6,5 mgC/m3/ngày; Tại lớp nước 20 m: Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 5 đến 30 mgC/m3/ngày trong mùa gió đông bắc và 32 đến 33 mgC/m3/ngày trong mựa gió tây nam. Năng suất thứ cốp của vùng biển biến đổi trong khoảng 2,5 đến 6,0 mgC/m3/ngày trong mùa đông và 6,1 đến 6,6 mgC/m3/ngày trong mùa hè.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán (2012), Đánh giá năng suất sinh học sơ cấp vùng biển vịnh Bắc BộTạp chí Khí tượng Thủy văn, 617, 37-43.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Tác An, Năng suất sinh học sơ cấp và hiệu ứng sinh thái của dòng nước trồi ở vùng biển Nam Trung Bộ, Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung bộ, Nxb. KH&KTHà Nội, 1977, tr. 114-130.
  2. Đỗ Trọng Bình, Kết quả tính toán năng suất sinh học sơ cấp và hiệu quả sinh thái của thực vật nổi vào mùa khô (tháng 1-1997) tại vịnh Hạ Long, Tài nguyên và Môi trường Biển, Nxb. KH&KTHà Nội, T.4,1997, tr. 206-213.
  3. Đoàn Bộ, Mô hình toán học phân bố sinh vật nổi và nâng suất sinh học sơ cấp ở vùng nước trồi thềm lục địa Nam Trung Bộ, Tạp chí Sinh học, T.19,No4,1997, tr. 35-42.
  4. Đoàn Bộ, Nghiên cứu nâng suất sinh học quần xã Plankton vừng đâm phá Tam Giang-Câu Hai bằng phương pháp mô hình toán, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Khoa học ĐHKHTN: Ngành Khí tượng -Thuỷ văn - Hải dương, 1998, tr. 1 -7.
  5. Đinh Văn Ưu, Đoàn Văn Bộ và nnk, Nghiên cứu cấu trúc 3 chiều (3D) thuỷ nhiệt động lực học biển Đông và ứng dụng của chúng, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp nhà nước KHCN-06-02, tài liệu lưu trữ tại Chương trình Biển KHCN-06, Ha Nội 2000.
  6. Doan Bo. Using the mathematical models to study the marine ecosystem ofBinh Thuan-Ninh Thuan sea Area and Tam Giang-Cau Hai lagoon
  7. Doan Bo, Liana McManus and others, 1997: Primary productivity of phytoplankton in study area ofRP- VN JOMSRE-SCS1996. Proceedings: Conference on the Philippines-Vietnam Joint Oceanographic and MarineScientific Research Expedition in the South China Sea 1996, Hanoi, 22-23 April 1997, pp 72-86.
  8. World Ocean Atlas (WOA- Database). CD-Rom, NOAA, 2009.