Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

2Vụ Quản lý Dự báo khí tượng thủy văn

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro do thiên tai hạn hán gây ra cho khu vực Tây Nguyên sử dụng phương pháp của IPCC, coi rủi ro là tổng hợp của 3 thành phần nguy cơ hiểm họa, tính phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả tính toán cho thấy có 44% số huyện ở khu vực Tây Nguyên có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần hiểm họa, có 37% số huyện có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần mức độ phơi bày và 19% số huyện có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần tính dễ bị tổn thương. Đắk Lắk là tỉnh có số huyện có nguy cơ rủi ro do hạn hán cao nhất chiếm 73%, tiếp theo là Gia Lai chiếm 59%, Kon Tum có nguy cơ rủi ro thấp nhất với 80% số huyện có nguy cơ rủi ro ở mức thấp. Các kết quả được thể hiện trên các bản đồ phân vùng nguy cơ rủi ro với các cấp độ từ rất thấp đến thấp, trung bình, cao và rất cao, trực quan dễ sử dụng. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Nguyên và phục vụ công tác cảnh báo cấp độ rủi ro do hạn hán tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Vũ Đức Long, Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Đánh giá nguy cơ rủi ro do hạn hán  phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Tây NguyênTạp chí Khí tượng Thủy văn, 711, 25-38.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
2. SREX (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
3. GIZ and EURAC (2017), Risk Supplement to the Vulnerability Sourcebook. Guidance on how to apply the Vulnerability Sourcebook’s approach with the new IPCC AR5 concept of climate risk. Bonn: GIZ.
4. IPCC (2012), Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation, Special Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press.