Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM
2Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM
3Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM
Tóm tắt
Đô thị có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là đô thị đảm bảo việc cung cấp và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị cho người dân trong các tình huống xảy ra thiên tai do tác động của BĐKH. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang phải đối diện với những thách thức mới do tác động của BĐKH. Để hạn chế nguy cơ của BĐKH đe dọa đến mục tiêu phát triển, thành phố cần chủ động tăng cường khả năng thích ứng. BĐKH tác động đến đa lĩnh vực, do đó để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với cán bộ công chức quản lý các cấp tại TP.HCM ở 8 lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, môi trường, nhà ở - xây dựng - quy hoạch, kinh tế, tư pháp, nghiên cứu, văn phòng - thống kê) dựa trên bộ tiêu chí nhằm đánh giá khả năng thích ứng của các cấp, các ngành trước thách thức của BĐKH. Kết quả đánh giá giúp nhận diện những mặt tồn tại từ đó sẽ có những kiến nghị về điều chỉnh trong công tác quản lý tại TP.HCM nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH của TP.HCM.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Nhật Nguyên, Trịnh Thị Minh Châu, Lê Thị Phụng, Nguyễn Kỳ Phùng (2020), Thích ứng với biến đổi khí hậu trong mô hình quản lý đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn (713), 11-23.
Tài liệu tham khảo
1. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.
2. http://occa.mard.gov.vn/Giai-phap-mo-hinh/Mo-hinh-thich-ung/catid/18/item/2829/khai-niem-ve-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
3. Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị (tháng 3 năm 2018).
4. McGraw-Hill (1982), Milan: Multiple (Tiêu chí ra quyết định), New York, p.17.
5. Ngân hàng Thế giới (2014), Tăng cường khả năng thích ứng của đô thị tại Cần Thơ.
6. Tanner, T., Mitchell, T., Polack, E., Guenther, B. (2009), Khung đánh giá quản lý đô thị ứng phó với BĐKH.
7. Huỳnh Thị Lan Hương (2015), Nghiên cứu Phát triển Bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý Nhà nước về BĐKH. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
8. Lê Thị Kim Oanh (2016), Bước đầu nghiên cứu về di dân trong bối cảnh Biến đổi khí hậu và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng ở TP.HCM. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.
9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Hỗ trợ rà soát, đánh giá các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, từ đó lựa chọn và đề xuất các mô hình phù hợp để nhân rộng.
10. WWF (2009), Mega-Stress for Mega-Cities: A Climate Vulnerability Ranking of Major Coastal Cities in Asia. World Wildlife Fund, pp. 40.
11. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
12. Nguyễn Tố Lăng (2018), Công tác quản lý phát triển đô thị bền vững, một số bài học kinh nghiệm. Tham luận Hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” tại TP.HCM.
13. Nguyễn Trọng Hòa (2015), Nghiên cứu chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị - Từ thực tiễn TP.HCM. Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.
14. UBND TP.HCM (2018), Báo cáo sơ kết giai đoạn Chương trình nâng cao nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020, Văn bản báo cáo ngành.
15. Koop, S.H.A., Koetsier, L., Doornhof, A., Reinstra, O., Van Leeuwen, C.J., Brouwer, S., Dieperink, C., Driessen, P.P.J. (2017), Assessing the Governance Capacity of Cities to Address Challenges of Water, Waste, and Climate Change. Water Resources Management, 31, 3427-3443. DOI 10.1007/s11269-017-1677-7
16. Dalalah, D., AL-Oqla, F., Hayajneh, M. (2010), Application of the Analytic Hierarchy Process (AHP) in Multi-Criteria Analysis of the Selection of Cranes. Jordan Journal of Mechanical and Industrial Engineering, 4 (5), 567-578.
17. Yamane, T. (1967), Statistics, An Introductory Analysis, 2nd Ed., New York: Harper and Row.