Tác giả
Đơn vị công tác
1Cục Biến đổi khí hậu; lien_va21@yahoo.com, huylq98@gmail.com, tcongnguyen90@gmail.com
2Tổng cục Khí tượng Thủy văn; atdo1980@gmail.com
* Tác giả liên hệ: tcongnguyen90@gmail.com; Tel.: +84–829906696
Tóm tắt
Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các–bon thấp. Theo đó, trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam cam kết bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tập trung vào 5 lĩnh vực chính bao gồm: năng lượng; các quá trình công nghiệp; nông nghiệp; sử dụng đất thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF); chất thải. Mức cam kết này có thể tăng lên tới 27% nếu nhận được sự hỗ trợ từ phía quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế thị trường theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Song song với các nỗ lực giảm nhẹ, Chính phủ Việt Nam cũng đặt ưu tiên trong việc duy trì đà phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng và thiết lập thị trường các–bon nội địa phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam là phù hợp và thiết thực. Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng thị trường các–bon nội địa, trước hết cần nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế trong việc thiết lập và xây dựng thị trường các–bon nội địa, cần phải hiểu được hoàn cảnh ra đời của các thị trường, mục tiêu và cách thức hoạt động của các thị trường này. Thị trường các–bon nội địa của các nước khác nhau có những đặc thù khác nhau, thị trường các–bon nội địa của các nước phát triển khác với các nước đang phát triển. Dựa trên tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, phân tích hiện trạng hạ tầng thể chế, chính sách ở Việt Nam, bài báo đề xuất các giải pháp cụ thể để hướng tới xây dựng và triển khai thành công thị trường trao đổi tín các–bon nội địa cho Việt Nam.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Liên, M.K.; Huy, L.Q.; Công, N.T.; Anh, Đ.T. Thị trường trao đổi tín chỉ các–bon: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 719, 76-86.
Tài liệu tham khảo
1. Stern Review. 2006. Trang online: http://www.hm–treasury.gov.uk/d/CLOSED_SHORT_executive_summary.pdf
2. World Bank. State and Trends of Carbon Pricing, 2020. Trang online: https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/33809/9781464815867.pdf
3. Whittaker M. Global Climate Change: Uncovering Hidden Investment Risk and Opportunity. The Geneva Papers on Risk and Insurance 2000, 25, 619–628, https://www.jstor.org/stable/41952555.
4. Calel, R. Carbon markets: a historical overview. Wiley Interdiscip. Rev. Clim. Change 2013, 4, 107–119. https://doi.org/10.1002/wcc.208
5. Lane, R. The promiscuous history of market efficiency: the development of early emissions trading systems. Environ. Politics 2012, 21, 583–603. https://doi.org/10.1080/09644016.2012.688355.
6. Lederer, M. Market making via regulation: the role of state in carbon market. Regul. Governance 2012, 6, 524–544. https://doi.org/10.1111/j.1748-5991.2012.01145.x
7. EU Emission Trading System (EU–ETS). Trang online: https://ec.europa.eu/clima/policies/ets_en
8. International Carbon Action Partnership. 2020. Trang online: https://icapcarbonaction.com/en/ets–map?etsid=43
9. Lần rà soát thứ nhất của New Zealand. Trang online: http://www.mfe.govt.nz/climate–change/new–zealand–emissions–trading–scheme/reviews–of–nz–ets/nz–ets–review–2011
10. Lần rà soát thứ hai của New Zealand. Trang online: http://www.mfe.govt.nz/climate–change/new–zealand–emissions–trading–scheme/reviews–of–nz–ets/nz–ets–review–201516/about–nz
11. International Carbon Action Partnership. 2020. Trang online: https://icapcarbonaction.com/en/ets–map?etsid=48
12. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 12 của Trung quốc cho giai đoạn 2011–2015. Trang online: https://policy.asiapacificenergy.org/node/37
13. Chương trình thiết lập thị trường các bon quốc gia. 2019. Trang online: https://chinaenergyportal.org/en/national–carbon–emissions–trading–market–establishment–program–power–generation–industry/
14. National Development and Reform Commission, China. Trang online: https://en.ndrc.gov.cn/
15. Hua, Y.; Dong, F. China’s Carbon Market Development and Carbon Market Connection: A Literature Review. Energies 2019, 12, 1663. https://doi.org/10.3390/en12091663.
16. Kế hoạch kinh tế và phát triển quốc gia lần thứ 12 của Thái Lan cho giai đoạn 2017–2021. Trang online: http://www.nesdb.go.th/nesdb_en/ewt_w3c/ewt_dl_link.php?nid=4345.
17. Kế hoạch tổng thể biến đổi khí hậu quốc gia của Thái Lan cho giai đoạn 2015–2050. Trang online: http://www.asialeds.org/resource/national–master–plan–on–climate–change–2011–2050–thailand/.
18. Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Thái Lan. Trang online: https://www4.unfccc.int/sites/ndcstaging/PublishedDocuments/Thailand%20First/Thailand_INDC.pdf
19. Thị trường các–bon tự nguyện của Thái Lan (Thailand V–ETS). Trang online: http://www.tgo.or.th/2020/index.php/en/page/thailand–v–ets–765.
20. Usapein, P.; Chavalparit, O. A start-up MRV system for an emission trading scheme in Thailand: A case study in the petrochemical industry. J. Cleaner Prod. 2017, 142, 3396-3408. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2016.10.127.